Trầm Tử Thiêng

Hạt bụi vo tròn trong bụng Mẹ cút côi (Vài ý về ca từ của Trầm Tử Thiêng)

Đoàn Nhã Văn
7/2020



Một đêm mùa hè năm 1985, trên căn gác ọp ẹp của căn nhà vách phên mái lá, gần phi đạo của trại tị nạn Palawan, lần đầu tôi nghe một nhạc phẩm “lạ”. Tiếng hát bật ra từ chiếc máy của căn nhà lá đầu dãy, quyện cùng tiếng mõ, cất lên:

Mẹ ngồi nguyện cầu hằng bao đêm
Lời kinh vọng xa thật êm đềm
Mẹ cầu cho con, vượt qua ngày tròn
Mẹ cầu cho em tuổi trời xanh còn nguyên đừng biến mất

Xem tiếp...

Tưởng nhớ nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng

Thúy Vi
3/4/2017

Trầm Tử Thiêng


Trầm tử thiêng là một nhạc sĩ của dòng nhạc vàng và tình ca Miền Nam Việt Nam. Ông tên thật là Nguyễn văn Lợi, sinh ngày 1 tháng 10 năm 1937 tại Đại Lộc, Quảng Nam. Theo bài viết của nhà thơ Du Tử Lê nói về Trầm Tử Thiêng: “Ở thế hệ thứ hai của sinh hoạt 20 năm âm nhạc miền Nam, tính từ 1954 tới 1975, nếu có một người lặng lẽ nhất trong mọi sinh hoạt, khiêm tốn nhất trong mọi xuất hiện, thì có lẽ, đó là nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng.”

Xem tiếp...

Trầm Tử Thiêng - Một đời ‘Tưởng Niệm’

Cát Linh
2015-11-08
 
Trầm Tử Thiêng (1937 - 2000) là một nhạc sĩ của dòng nhạc vàng và tình ca giai đoạn 1954 - 1975 tại miền Nam Việt Nam.
Trầm Tử Thiêng (1937 - 2000) là một nhạc sĩ của dòng nhạc vàng và tình ca giai đoạn 1954 - 1975 tại miền Nam Việt Nam. File photo

Có một người nhạc sĩ mà gia tài âm nhạc ông để lại rất đa dạng và phong phú. Những sáng tác của ông là một mảng ghép giữa cuộc đời, tình yêu, và thân phận. Chúng ta sẽ thấy một Kinh khổ hoàn toàn không có tương quan với Mười năm yêu em. Hay một Mộng sầu sẽ hoàn toàn khác hẳn với Một đời áo mẹ áo em. Đó là cố nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng, tác giả của những ca khúc bất hủ về tình yêu và chiến tranh. Cuối đời mình, ông đã cùng với nhạc sĩ Trúc Hồ viết lên những bản hợp ca oai hùng nói về tình yêu quê hương, nhân loại.

Xem tiếp...

Trầm Tử Thiêng và ca khúc “Chuyện một chiếc cầu đã gẫy”

Du Tử Lê
23/9/2015

Trầm Tử Thiêng & Du Tử Lê

Nhìn lại toàn cảnh 20 năm văn học, nghệ thuật miền Nam, người ta thấy rằng, nó không chỉ được đánh dấu bằng sự xuất hiện của những tạp chí văn học khởi nguồn vào khoảng giữa thập niên 1950. Nó còn được ghi dấu bằng nhiều chính sách đãi ngộ văn nghệ sĩ của chính quyền thời đệ nhất Cộng Hòa nữa.

Một trong những chính sách đãi ngộ văn nghệ sĩ đó, là quyết định của chính phủ cho phép một số văn nghệ sĩ gia nhập hàng ngũ quân đội, được đồng hóa một cấp bậc nào đó, tùy theo bằng cấp hoặc tên tuổi của họ.

Xem tiếp...

Trầm Tử Thiêng, người chép sử lưu vong bằng âm nhạc

Huy Phương
25/1/2013

“Bước Chân Việt Nam”, bản quốc ca cho những người Việt Nam thống khổ, lưu vong

Trầm Tử Thiêng

Tính đến ngày 25 tháng 1-2013 năm nay, nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng bỏ chúng ta ra đi đúng 13 năm. Trầm Tử Thiêng là một người đã sống một cuộc đời khắc khổ, đạm bạc pha đôi chút cô đơn, lúc ra đi bình thản, lặng lẽ nhưng đã để lại cho đời một kho tàng âm nhạc vĩ đại, vĩ đại không ở chỗ nhiều người nghe, nhiều người thuộc như các tác giả thời danh khác, mà ở ông tấm lòng của một người lưu lạc, luôn luôn tin tưởng vào đất nước một ngày mai. Nơi ông, suốt đời và nhất là những năm cuối cùng, hai chữ Việt Nam luôn luôn như một lời réo gọi chứa chan thương yêu ngọt ngào và đầy hy vọng.

Xem tiếp...

Trầm Tử Thiêng, kẻ ngợi ca hạnh-phúc-chia-lìa, hay Nhà Tu Khổ Hạnh Trong Những Đêm Nằm Mộng Biển?

Du Tử Lê
23/10/2012

Trầm Tử Thiêng


Ở thế hệ thứ hai của sinh hoạt 20 năm âm nhạc miền Nam, tính từ 1954 tới 1975, nếu có một người lặng lẽ nhất trong mọi sinh hoạt, khiêm tốn nhất trong mọi xuất hiện, thì có lẽ, đó là nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng. Thuộc thế hệ âm nhạc thứ hai, thế hệ lớn lên từ xương thịt miền nam Việt Nam, với những chói lòa của dòng văn chương Mai Thảo, Nguyên Sa, Vũ Khắc Khoan, Doãn Quốc Sỹ và những ca khúc trữ tình của Dương Thiệu Tước, Lê Thương, Phạm Đình Chương, Văn Phụng, Cung Tiến, Phạm Duy, dòng văn học nghệ thuật từ miền Bắc vượt Bến Hải, vào miền Nam; Trầm Tử Thiêng đã mở lấy cho mình một lồng ngực âm nhạc mới. Những lượng khí trời canh tân, những phần máu thịt thế giới, tân kỳ, đã làm thành một Trầm Tử Thiêng của những ca khúc như Hương Ca Vô Tận. Như Kinh Khổ, như Chuyện Một Chiếc Cầu Đã Gẫy.

Xem tiếp...

Lời Bàn Mới

Đăng Nhập/Xuất