1. Tổng Quát

Đêm rất thánh, đêm không cùng

Lê Hữu
22/12/2022

Hát là cầu nguyện đến hai lần.
~ St. Augustine


Một anh bạn tôi, lấy cô vợ có đạo, nói với tôi là anh chỉ theo vợ đến nhà thờ hai lần trong một năm, vào ngày lễ Phục Sinh và lễ Giáng Sinh.  

“Vậy là anh lấy hết hai ngày lễ lớn nhất của người công giáo rồi còn gì,” tôi nói đùa. 

“Riêng lễ Giáng Sinh,” anh bạn nói, “không chỉ đi lễ nửa đêm, tôi còn hát theo được bài thánh ca nữa.”  

Tôi hỏi “Bài gì?”, anh nói “Đêm thánh vô cùng.” 

Xem tiếp...

Nhà thơ Cung Trầm Tưởng, tác giả ‘Mùa Thu Paris,’ qua đời ở tuổi 90

Khôi Nguyên
9/10/2022


Nhà thơ Cung Trầm Tưởng. (Hình: Hạnh Tuyền/Người Việt)

EAGAN, Minnesota (NV) – Nhà thơ Cung Trầm Tưởng, tác giả của nhiều bài thơ nổi tiếng được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc như “Mùa Thu Paris,” “Chưa Bao Giờ Buồn Thế,”… vừa qua đời lúc 4 giờ 27 phút, chiều 9 Tháng Mười, tại bệnh viện United Hospital, thành phố Saint Paul, tiểu bang Minnesota.

Xem tiếp...

Tưởng niệm Nhà thơ Cung Trầm Tưởng

Lê Nguyễn
12/10/2022

Nhà thơ Cung Trầm Tưởng. (Hình: Hạnh Tuyền/Người Việt)

Trước khi nhạc sĩ Phạm Duy cho ra đời nhạc phẩm Tiễn Em, phổ từ hai bài thơ “Mùa Thu Paris” và “Chưa bao giờ buồn thế” của nhà thơ Cung Trầm Tưởng, thế hệ thanh niên miền Nam vào cuối thập niên 1950, ít ai biết đến cái tên Cung Trầm Tưởng . Song, từ Tiễn Em, tên của ông vang dội cả một vùng đất nước dưới vĩ tuyến 17.

Xem tiếp...

Giới nghệ sĩ Việt Nam cần "danh hiệu" để làm gì (?)

Nguyen Ngoc Gia
20/8/2022


Kim Tử Long trong chương trình "Úm ba la ra chữ gì".

Hai loại danh hiệu NSƯT và NSND được nhà cầm quyền CSVN - đặt ra từ năm 1984 - ghi nhận "sự cống hiến" từ tất cả các nghệ sĩ Việt Nam của các loại bộ môn nghệ thuật [1]. Qua 9 đợt phong tặng, xứ thiên đàng hiện nay có 1.675 NSƯT và 282 NSND.
 

Nỗi nhớ trong thơ, nhạc

Lê Hữu
8/4/2022


Sen mùa hạ – Tranh: Đinh Cường

Nỗi nhớ trong thơ, nhạc

Nhớ nhau từng phút, yêu từng giây

Câu hát ấy ở trong bài hát “Đường về Việt Bắc” của Đoàn Chuẩn-Từ Linh.

Thật khó mà ngờ rằng câu ấy được viết ra cách đây hơn 70 năm, và mãi đến nay vẫn chưa thấy ai bộc lộ một tình yêu và nỗi nhớ thiết tha hơn thế. Nhớ đến như thế là… nhớ quá là nhớ. Yêu đến như thế là… yêu quá là yêu. 

Xem tiếp...

Tại sao những ca khúc trước 1975 được ưa chuộng?

Nguyễn Tuấn
3/12/2021

Hôm nọ, ông NPTrọng phàn nàn là Việt Nam không có những bài hát hay. Tôi thì nghĩ khác ổng, vì Việt Nam có những bài hát hay. Có thể ổng chưa nghe đó thôi. Chúng ta thử tìm về nhạc thời trước 1975 ở miền Nam xem, có nhiều bài hay lắm chứ, và vẫn còn lưu truyền cho đến ngày nay dù nó bị vùi dập nhiều lần ...



Con đường tiến-triển đầu tiên của âm nhạc Việt Nam

Nguyễn Phụng
1960



Sử học Việt-Nam không thấy nói Âm-nhạc của ta ngày xưa như thế nào, tuy sách Đại- Việt Sử-Ký có ghi chép rất sơ lược về âm-nhạc ở nước ta từ triều Lý (1010-1225) trở đi.

Vì thế cho nên vấn-đề khảo-cứu Nhạc-Sử Việt-Nam luôn luôn khiến cho ta vấp phải hai điều khó khăn trở ngại cốt-yếu:

Xem tiếp...

Bay Show

Don Hồ
20/4/2021

Cuối tuần đầu tiên bay show trở lại.



Trong nguyên một năm nước Mỹ bị dịch bênh nặng vừa rồi thỉnh thoảng cũng có đi đây đó. Nhưng lần này là lần đầu bay trở lại đều đặn hàng tháng ít nhất 2 shows cho tới cuối năm. Mới trở lại mà được như thế là đã quá vui, quá hạnh phúc rồi, chẳng đòi hỏi gì hơn!

Tương lai nào cho Live Concert hậu Covid-19

Gia Trình
23/5/2020


Céline Dion, Andrea Bocelli, Lady Gaga và nghệ sĩ piano Lang Lang thể hiện bản "The Prayer", trong buổi biểu diễn trực tuyến One World: Together At Home ngày 18/04/2020 để gây quỹ cho Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO). © Youtube / Global Citizen / Capture d'écran

Đại dịch virus corona gây ra cuộc khủng hoảng toàn cầu không chỉ về kinh tế, xã hội mà còn cả về đời sống tinh thần, như âm nhạc. Thêm vào đó, quy định cấm tụ tập đông người tại nơi công cộng, đóng cửa các tụ điểm giải trí đã gây thiệt hại nặng nề cho ngành công nghiệp biểu diễn live concert. Danh sách các chương trình live concert buộc phải hủy bỏ, lùi ngày diễn chưa xác định, tiếp tục nối dài.

Tương lai cua các live concert hậu khủng hoảng Covid-19 sẽ ra sao ? Gia Trình giải thích.    

Xem tiếp...

Việt Nam: Âm nhạc ”thức tỉnh” của Phó An My có gây lo sợ ?



Nghệ sĩ Phó An My, nổi tiếng với biệt danh ”tiếng dương cầm bão tố”, một lần nữa gây chấn động. Lần này có lẽ ít do buổi độc tấu piano của bà tại Nhà Hát Lớn Hà Nội đêm 24/11/2019, mà nhiều hơn là do can thiệp thô bạo của an ninh (1). Nhiều người cho rằng đêm nhạc mang tên gọi ”Tỉnh” khiến chính quyền lo sợ. Tuy nhiên, câu chuyện có thể có những ý nghĩa sâu xa hơn nhiều.

Xem tiếp...

Lời Bàn Mới

Đăng Nhập/Xuất