2. Tân Nhạc
- Chi tiết
-
Tuấn Bảo
-
Lượt xem: 4683
Tuấn Bảo
5/5/2017

Chúng tôi gặp lại nhà văn-MC Nguyễn Ngọc Ngạn sau chuyến đi lưu diễn thành công của ông tại Âu Châu vào đầu tháng 5 vừa qua. Đặc biệt nhất là Show “25 năm sân khấu Nguyễn Ngọc Ngạn” tại Paris đã sold out cả tuần trước khi trình diễn. Một hiện tượng lạ cho giới văn nghệ tại Pháp, nhất là với một hý viện 2,400 chỗ ngồi.
Nhân dịp này Thời Báo có dịp trò chuyện với ông về các đề tài văn nghệ như phong trào nhạc Bolero và chủ đề Show nhạc do Quỹ Cộng Đồng Thời Báo thực hiện vào ngày 20/5 tại Toronto và 21/5 tại Montreal.
Xem tiếp...
- Chi tiết
-
Trần Kim Đoàn
-
Lượt xem: 4896
Trần Kim Đoàn
4/2013

Nhạc sĩ Văn Giảng tại nhà riêng ở Footscray, Melbourne. (Hình: Huy Phương/Người Việt)
Thầy Ngô Văn Giảng vừa tạ thế tại Úc, hưởng thọ 89 tuổi. Tin buồn loan ra, tôi bâng khuâng nhớ về 54 năm trước, năm 1959, thầy là giáo sư âm nhạc của chúng tôi tại trường Hàm Nghi, Huế. Thuở ấy, thầy mới ngoài 30, dáng điệu phương cường, đi chiếc xe gắn máy hiệu Zunndapp của Đức nổ bịch bịch nổi bật cả sân trường.
Xem tiếp...
- Chi tiết
-
Phạm Anh Dũng
-
Lượt xem: 6945
Phạm Anh Dũng
9/2000

Tân nhạc Việt Nam có nhiều những tình ca buồn, số lượng đến hàng ngàn bản nhạc. Khi nghe những bản nhạc buồn, con người cũng lắng hồn vào tiếng nhạc và có cảm giác buồn.
Ngược lại khi nghe nhạc vui, tâm hồn người cũng mở rộng chào đón hân hoan. Những bản hùng ca lại làm khơi động những ý chí hào hùng, yêu nuớc. Nghe những bản du ca thấy muốn dấn thân làm việc xã hội. Những bản nhạc nhi đồng làm người nghe thấy tâm hồn trẻ lại.
Xem tiếp...
- Chi tiết
-
Phạm Anh Dũng
-
Lượt xem: 4217
Phạm Anh Dũng
8/1/2017

Trong nhạc tình tân nhạc của Việt Nam thường hay có "mắt xanh." Thực tế làm gì có người Việt Nam nào có mắt mầu xanh trừ khi đeo contact lenses mầu xanh hay là mắt của "con lai" hoặc là mắt của "con ma!" Như vậy "mắt xanh" nghĩa là gì?
Nghĩa thứ nhất "mắt xanh," theo ý nhiều người cảm nhận, chỉ là ám chỉ người đàn bà còn trẻ và dĩ nhiên có mắt… đẹp.
Xem tiếp...
- Chi tiết
-
Duy An
-
Lượt xem: 4952
Duy An
2/12/2016
(Viết tặng chương trình Paris By Night 121)

Lùi về quá khứ, vào năm 1952, khi nhạc phẩm Tiếng Sáo Thiên Thai ra đời, đã đánh dấu một giai đoạn mới của nền Tân nhạc. Đó là có sự xuất hiện của những ca khúc được viết riêng dành cho hình thức song ca. Và bài hát Tiếng Sáo Thiên Thai được nhạc sĩ Phạm Duy soạn ra theo nhu cầu hát đôi của hai chị em Thái Thanh - Thái Hằng:
“Xuân tươi, êm êm ánh xuân nồng
Nâng niu sáo bên rừng, dăm ba chú Kim Đồng
Hò xang xê tiếng sáo…”
(Tiếng Sáo Thiên Thai - Phạm Duy & Thơ: Thế Lữ)
Xem tiếp...
- Chi tiết
-
Cát Linh
-
Lượt xem: 4426
Cát Linh
19/6/2016
Trong giai đoạn của những năm 1954 đến 1975, có những ca khúc được sáng tác để nói lên hình ảnh và cuộc đời của những người lính. Rộng hơn nữa là hình ảnh chung cho các gia đình miền Nam thời đó. Bởi vì hầu như gia đình cũng có ít nhất một người thân vào quân ngũ.

Trong số những thanh niên lên đường tòng quân ấy, có rất nhiều người lính “tay súng, tay đàn”. Đó là Nguyễn Văn Đông, Trần Duy Đức, Song Ngọc, Lam Phương, Anh Bằng, Trần Thiện Thanh… qua dòng nhạc lính, họ kể lại lý tưởng của một thế hệ tuổi trẻ, niềm vui, nỗi buồn, tình yêu, tình bạn, và đôi khi là cả bi kịch của thân phận con người do chiến tranh. Và thế hệ ca sĩ thời ấy như Thanh Thuý, Hoàng Oanh, Mai Lệ Huyền, Trung Chỉnh, Duy Khánh… đã rất thành công khi thực hiện những ca khúc này.
Xem tiếp...
- Chi tiết
-
Du Tử Lê
-
Lượt xem: 8215
Du Tử Lê
4/2016
Từ mưa trong nhạc Việt tới ‘Thương nhau ngày mưa’ Nguyễn Trung Cang
Thời tiết Nam Cali chào đón những bước chân đầu mùa Xuân, bằng nhiều trận mưa lớn, nhỏ.
Dù các nhà dự báo thời tiết cho biết, vũ lượng của những trận mưa đầu mùa này, không đủ sức giảm bớt mức độ hạn hán quá nặng nề của tiểu bang “Vàng” tính từ nhiều chục năm qua. Nhưng, chẳng vì thế mà những ngày, đêm mưa lênh láng, điểm xuyết mưa bụi đôi sớm mai, giúp tôi quên nhớ mưa Xuân Hà Nội, thuở nào.

Từ trái: Elvis Phương, Vinh, Nguyễn Trung Cang, Châu, Lê Hựu Hà.
Xem tiếp...
- Chi tiết
-
Cát Linh
-
Lượt xem: 5325
Cát Linh
22/5/2016

Nữ trung học Gia Long, Sài Gòn.
Gia Long, Trưng Vương, Đồng Khánh là những trường nữ trung học nổi tiếng ở Việt Nam trước năm 1975.
Rất nhiều những tản văn, thơ được viết lên trong đó nhắc đến tên những ngôi trường một thời là niềm tự hào cho những người được ngồi dưới mái trường ấy. Âm nhạc cũng thế. Gia Long, Trưng Vương, hay trường Văn khoa, trường Luật xuất hiện trong một số nhạc phẩm trước năm 1975.
Xem tiếp...
- Chi tiết
-
Cát Linh
-
Lượt xem: 4611
Cát Linh
27/3/2016
Người ta thường hay nói “vận mệnh của một đất nước như thế nào thì âm nhạc của đất nước ấy sẽ như thế”. Có lẽ câu nói này sẽ đúng nếu nói về những ca khúc nhạc Việt Bolero nổi tiếng. Trải qua nhiều thập kỷ, các bản nhạc điệu Bolero vẫn còn được nhắc đến rất nhiều trong hoạt động âm nhạc của Việt Nam, thể hiện qua các cuộc thi trong nước mang tên “Thần tượng Bolero”, “Solo cùng Bolero”.
Để hiểu nhiều thêm về lịch sử cũng như những đặc điểm của thể loại này, mời quí vị cùng trò chuyện với nhạc sĩ lão thành Tuấn Khanh, nữ danh ca Thanh Thuý và nghe lại những tác phẩm Bolero nổi tiếng.
“Trời đêm dần tàn
Tôi đến sân ga đưa tiễn người trai lính về ngàn
Cầm chắc đôi tay ghi vào đời tâm tư ngày nay
Gió khuya ôi lạnh sao
Ướt nhẹ đôi tà áo…” (Tàu đêm năm cũ)
Xem tiếp...
- Chi tiết
-
Tuấn Khanh
-
Lượt xem: 3853
Tuấn Khanh
15/3/2016

Chấm dứt chiến tranh Nam - Bắc Việt Nam, nhạc trẻ chậm chạp quay lại miền Nam, đặc biệt là trên sóng phát thanh truyền hình. Lúc đó, sự có mặt các tác phẩm của nhạc sĩ Thanh Tùng là sự góp sức quan trọng, giúp giải toả nhiều định kiến của "bên thắng cuộc" về âm nhạc miền Nam, và đem lại một không khí sôi động cho phong trào nhạc trẻ Làn Sóng Xanh ở Saigon, và của cả Việt Nam.
Xem tiếp...