2. Tân Nhạc
- Chi tiết
-
Ngọc Lan
-
Lượt xem: 4211
Ngọc Lan
17/4/2018
WESTMINSTER, California (NV) – Người ta vẫn nói “Nghe nhạc là nghe theo tâm trạng.” Có bài khi nghe mình thấy lòng chùng chình bao cảm xúc. Lúc khác, cũng bài đó, nhưng mình nghe với lòng bình thản, an nhiên hơn. Tuy vậy, có những ca khúc mà bất cứ lúc nào vang đến bên tai, tôi cũng đều cảm thấy mình trở nên thẫn thờ, bồng bềnh trong những nỗi niềm khó tả. “Đêm Nhớ Về Sài Gòn” của Trầm Tử Thiêng là một trong những bài hát có ma lực ấy.
Xem tiếp...
- Chi tiết
-
Jason Gibbs
-
Lượt xem: 3036
Jason Gibbs
Viết cho BBC Tiếng Việt
1 tháng 3 2017

Đầu năm 1940 Đặng Thế Phong soạn một mục giảng dạy những điều cơ sở về nhạc lý như cái gam, các nốt, khoa, trường độ, v.v.
Như vậy Đặng Thế Phong có một trình độ âm nhạc Tây phương rất vững chắc. Các bài hát được chép ra rất đúng, và các nốt giai điệu hợp với luật hòa âm nhạc tây phương. Chắc người nhạc sĩ đã được đào tạo rất tốt ở trường dòng (và rất có thể Đặng Thế Phong từng theo đạo Thiên Chúa - em út của nhạc sĩ, Đặng Thanh Kim, là tín đồ Công giáo). Ngoài tài năng và nền học thức, Đặng Thế Phong cũng giữ một niềm đắm mê âm nhạc. Theo ký ức của Nguyễn Trường Thọ thì "Phong thích ôm cây lục huyền cầm nghêu ngao hát suốt ngày." Đặng Thế say mê âm nhạc đến hơi thở cuối cùng. Lúc lâm chung, ông xin em út của mình ca và đàn bài "Serenade" của Schubert cho mình nghe.
Xem tiếp...
- Chi tiết
-
Jason Gibbs
-
Lượt xem: 3384
Jason Gibbs
Viết cho BBC Tiếng Việt
28 tháng 2 2017

Đặng Thế Phong có hai mảnh đời khác nhau. Cuộc đời của ông khi bố ông còn sống, và cái thời kỳ sau khi bố ông mất độ năm 1935.
Khi bố ông còn sống gia đình của ông được hưởng cuộc sống ổn định, khá giả của một công chức của sở Trước Bạ Nam Định. Gia đình họ Đặng ở nhà số 9 Hàng Đồng là trung tâm thành phố Nam Định. Vì vậy, ông Đặng Hiển Thế, bố của Đặng Thế Phong, cho con mình được học tại các trường uy tín nhất xứ Nam Định là Trường Thành Chung (tức là École primaire superieure franco-indigène de Nam-Dinh) và trường dòng L'École St. Thomas D'Aquin. Khi bố ông mất cuộc đời của ông vào bước ngoặt mới.
Xem tiếp...
- Chi tiết
-
Tuấn Khanh
-
Lượt xem: 3603
Tuấn Khanh
15/2/2018
Tưởng niệm, một trong các phương thức, chắc không có gì gần gũi bằng âm nhạc.
Tôi chọn viết ra đây 3 bài hát với những chi tiết cần thiết, mồn một như lịch sử được ghi lại bằng âm nhạc, để ngàn đời sau còn được ngâm nga lên trong ký ức dân tộc này. Nếu những kẻ gây ra tội ác chấp nhận sự thật, các giai điệu này nhắc về quá khứ đau buồn và dân tộc cùng nhau gầy dựng lại, để nhắc nhau không đi vào vết xe đổ, để cùng nhau tìm về một tương lai. Còn nếu không, thì những lời hát này, sẽ thay cho hàng ngàn linh hồn oan khuất, mãi mãi vang theo từng bước chân của thế hệ Việt Nam, đòi một cuộc giải oan, đòi một tiếng công bằng từ thảm trạng. Xin dành đôi phút của cái tết Mậu Tuất, để nghe lại, và nhớ lại và nghĩ lại về đất nước này, như một người Việt Nam đúng nghĩa.

Xem tiếp...
- Chi tiết
-
Mai Hoa
-
Lượt xem: 2958
26/3/2017
Chương trình Tình Khúc Bolero trên SBS Việt Ngữ sẽ đưa quý vị đi lại từ đầu dòng chảy Bolero và để thấy mình được tan ra trong điệu nhạc phương Tây đã được Việt hóa bởi người sáng tác, người hát, và người nghe quá đỗi tài tình như thế nào, và để yêu hơn tình tự quê hương qua các bài hát quen thuộc của mỗi người.
Nguồn: https://www.sbs.com.au/yourlanguage/vietnamese/en/audiotrack/bolero-songs-1-historia-de-un-amore
- Chi tiết
-
Trần Trung Đạo
-
Lượt xem: 4220
Trần Trung Đạo
1/12/2017
“Ai là tác giả của nhạc phẩm Tôi đưa em sang sông” là vấn đề được bàn thảo khá rộng rãi trong vài năm qua. Người viết có đọc trên Internet những tranh luận nhưng thú thiệt chưa bao giờ dám hỏi thẳng anh Nhật Ngân vì, một phần, hỏi là nghi ngờ mà nghi ngờ là xúc phạm và phần khác là vì anh đã nói rõ ra rồi. Nhạc sĩ Nhật Ngân khẳng định anh đã viết nhạc phẩm đầu tay đầy kỷ niệm vào năm 1960 khi chỉ vào 18 tuổi ở Đà Nẵng và giải thích lý do có thêm tên nhạc sĩ Y Vũ.
Tôi đưa em sang sông theo lời kể của Nhạc sĩ Nhật Ngân:

Xem tiếp...
- Chi tiết
-
Duyên Anh
-
Lượt xem: 6339
Duyên Anh
1996

Khúc Lan
Nước Bỉ, vùng nói, viết ngôn ngữ Pháp, có một người tên là Jacques Brel. Cái tên Jacques Brel trở thành bất hủ, khi sống; bất tử, khi chết. Như chàng vẫn tồn tại với cuộc đời. Như chàng đã lơ lửng trong hư vô. Như chàng muôn thủa ở lại. Như chàng vĩnh viễn ra đi. Ne me quittes pas. Chàng bay vào nhạc sử, cùng Edith Piaff... Lừng lững. Vẻ vang. Ne me quittes pas. Đừng bỏ anh. Chàng hát ? Không đúng. Chàng diễn tả lời ca ? Hơi hơi đúng. Chàng kể lể tâm sự của chàng và của chúng ta ? Hoàn toàn đúng. Jacques Brel, nhạc sĩ tài ba ? Chẳng phải. Jacques Brel, ca sĩ tuyệt vời ? Chẳng phải. Thế Jacques Brel, cái gì vậy ? Jacques Brel là Jacques Brel. Chàng soạn những ca khúc truyền đạt tận đáy tâm hồn nhân loại. Chàng bắt chúng ta ngậm ngùi cảm động. Chúng ta cảm động ngậm ngùi. Chàng bắt chúng ta sướt mướt khóc lóc. Chúng ta khóc lóc sướt mướt. Chàng bảo chúng ta yêu thương nồng nàn. Chúng ta nồng nàn yêu thương. Chàng bào chúng ta quên hết thù hận. Chúng ta quên hết hận thù. Để cởi mở tấm lòng chân thật, mà sống đời Chân Thiện Mỹ. Nhất rồi, Jacques Brel !
Xem tiếp...
- Chi tiết
-
Kiva(Một khán giả yêu Nhạc Vàng)
-
Lượt xem: 8832
Kiva (Một khán giả yêu Nhạc Vàng)

Phần 1: LỜI MỞ ĐẦU
Như đã trình bày trong bài trước, Boléro khởi thủy là một thể điệu nhạc như Rumba, Habanera, Valse, Tango… nhưng sau khi vào Việt Nam, nó đã trở thành dòng nhạc đại chúng: Dòng nhạc Boléro Việt Nam.
Cũng xin nhắc lại, bài viết nầy chỉ giới hạn trong thời kỳ phôi thai của dòng nhạc Boléro Việt Nam, tức là những năm đầu của thập niên 60. Còn trước đó, vào thập niên 50 thì Boléro chưa thịnh hành, và nhạc Dân ca thường được các nhạc sĩ viết theo điệu Rumba với những ca sĩ nổi tiếng như: Ngọc Cẩm - Nguyễn Hữu Thiết, Thùy Hương - Thanh Thoại, Minh Diệu - Mạnh Phát… Phải qua đầu thập niên 60 thì Boléro mới nổi lên thành dòng để bây giờ chúng ta nghe nó khắp nơi nơi.
Xem tiếp...
- Chi tiết
-
Kiva(Một khán giả yêu Nhạc Vàng)
-
Lượt xem: 12226
Kiva (Một khán giả yêu Nhạc Vàng)
25.5.2017

Ảnh các nhạc sĩ (theo thứ tự từ trái sang):
- Hàng đầu: Châu Kỳ - Mạnh Phát - Trúc Phương - Lam Phương - Minh Kỳ - Hoài Linh
- Hàng thứ 2: Lê Dinh - Anh Bằng - Hoàng Thi Thơ - Duy Khánh - Hoài An - Phạm Mạnh Cương
- Hàng thứ 3: Tuấn Khanh - Y Vân - Dzũng Chinh - Anh Việt Thu - Lê Trực - Phạm Thế Mỹ
Như chúng ta đã biết, sau 30 tháng 4 - 1975, chính quyền mới đã gộp tất cả các bản nhạc thời VNCH gọi chung là “Nhạc Vàng”.
Nhìn tổng quát, nhạc trước 75 có nhiều thể loại:
Xem tiếp...
- Chi tiết
-
Thanh Niên
-
Lượt xem: 4517
Việt Chiến
15/9/2017
Nhạc sĩ Hoàng Giác, tác giả của những ca khúc nổi tiếng thời kỳ 1945 - 1946 như: Mơ hoa, Ngày về, Lỡ cung đàn… đã qua đời vào lúc 23 giờ 38 phút ngày 14.9. 2017 tại nhà riêng ở Hà Nội.

Nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm vừa thông báo tin buồn tới bạn bè, thân phụ nhà thơ là nhạc sĩ Hoàng Giác, tác giả của những ca khúc nổi tiếng thời kỳ 1945 - 1946 như: Mơ hoa, Ngày về, Lỡ cung đàn… đã qua đời vào lúc 23 giờ 38 phút ngày 14.9. 2017 tại nhà riêng ở Hà Nội, lễ viếng sẽ thông báo sau.
Xem tiếp...