Phạm Duy

Huyền Chi - tác giả bí ẩn của ca từ Thuyền Viễn Xứ

Phạm Công Luận
8/1/2017

TTO - Trong một tập sách in những ca khúc của nhạc sĩ Phạm Duy, ông có đưa vào một câu dưới bài Thuyền viễn xứ: “Huyền Chi, cô ở đâu?”. Đó cũng là câu hỏi của tôi khi nghe lại ca khúc đầy ắp cảm xúc này.

HuyenChi 16
Huyền Chi năm 16 tuổi - Ảnh: tư liệu gia đình

Huyền Chi là ai? Ít thông tin trên mạng cho biết cô là một cô gái phụ mẹ bán vải ở chợ Bến Thành. Cơ duyên nào khiến bài thơ của cô được nhạc sĩ danh tiếng Phạm Duy phổ nhạc?

Xem tiếp...

Một lần đón Phạm Duy cách nay 15 năm

Nguyễn Thị Ngọc Hải

Đó là ngày 26-2-2000, tức là 5 năm trước khi Phạm Duy về hẳn sinh sống tại Việt Nam. Đây là một trong số lần thời kỳ đầu tiên ông về nước, vì theo như trả lời phỏng vấn, ông đã về tới cả chục lần trước khi về chính thức.



Xem tiếp...

Những Xuân Ca Trong Đời Tôi



1948. Tôi lấy vợ. Khởi sự một niềm hạnh phúc dài 50 năm và còn hơn thế nữa, dù nhà tôi đã qua đời sau nửa thế kỷ chung sống với nhau.

Cũng là sự khởi đầu của những ca khúc mùa Xuân trong sự nghiệp có rất nhiều những chủ đề khác.

Có thể nói tôi soạn bài xuân ca đầu tiên là ĐÊM XUÂN để tặng cho người vợ yêu quý vừa kết hôn là Thái Hằng. Bài này đậm đà, thắm thiết, chứa chan hạnh phúc. Trong sáng tác, đây là lần thứ sáu tôi nói tới cây đàn. Bây giờ là tiếng đàn báo tin Xuân đã về và hạnh phúc đã tới.

Xem tiếp...

Nghe Xuân Ca, nhớ nhạc sĩ Phạm Duy



Chỉ đến khi một người bạn buồn buồn, nâng ly champagne và nhắc, tôi mới giật mình nhớ rằng đã 2 năm ngày mất nhạc sĩ Phạm Duy. 2 năm thoáng qua thật nhanh. 2 năm tre đã tận, măng thì vụng dại, người Việt đã không có gì hay ho hơn trong âm nhạc, và vẫn phải lặng người khi ngồi nghe lại những bài hát của một người tự nhận mình là người hát rong bằng tiếng Việt, từ thế kỷ trước. Tưởng niệm một thiên tài, tự mình mở lại bài Xuân Ca, tôi lại thấy trong đó muôn ngàn ngậm ngùi, không chỉ cho người đã khuất mà cho một nước Việt mong manh mờ ảo.

Xem tiếp...

Về Hai Mươi Năm Tình Ca Miền Nam Việt Nam

Phạm Duy

(Bài này trích từ Chương 20 của cuốn Hồi Ký 3 của Phạm Duy, tựa đề là do AmNhac.fm đặt).


Hai thế hệ ca nhân, tại tư gia Phạm Duy, Saigon 1970

Đầu thập niên 70 là lúc Nhạc Việt, trong phạm vi ca khúc, phát triển đến tột độ. Có sự thành công của những bài hát thông thường và chỉ được coi là nhạc thương phẩm -- mệnh danh là nhạc vàng -- với những tình cảm dễ dãi phù hợp với tuổi choai choai, với em gái hậu phươnglính đa tình, tuy không được coi trọng nhưng lại rất cần thiết cho vài tầng lớp xã hội trong thời chiến. Rồi có phong trào du ca tâm ca với những bài hát phi-thương-mại, đi kèm với tình ca quê hương trường ca, nói lên được phần nào tâm thức của thời đại và được thanh niên sinh viên công nhận.

Xem tiếp...

Nói về “Bên Kia Sông Đuống”

Phạm Duy
23.7.2010

Rhapsody
= theo nghĩa cổ (Hy Lạp) là "bài vè lịch sử"; trong âm nhạc ta gọi "raxpôđi" là "khúc cuồng tưởng" hay là "cuồng tấu khúc"; trong thi ca, nó là "điệu ngâm khoa trương cường điệu" – Riêng tôi gọi nó là "trường khúc tự do" vì nó khác với các thể tài khác như waltz, gavotte, tango, sonata... vốn đều những thể tài có khuôn khổ thức nhất định.

Hoàng Cầm bên bờ sông Đuống
Hoàng Cầm bên bờ sông Đuống

Bên Kia Sông Đuống - Thơ Hoàng Cầm, Phạm Duy phổ nhạc, hòa âm Duy Cường, Mỹ Linh trình bày


Xem tiếp...

Ngày trở về của Phạm Duy trong bối cảnh âm nhạc Việt Nam

Phạm Quang Tuấn
2005

Việc nhạc sĩ Phạm Duy hồi hương gây nhiều tranh luận sôi nổi trong cộng đồng Việt Nam hải ngoại cũng như ở trong nước. Hầu hết những bài báo hải ngoại và một số bài báo trong nước nhìn việc này qua lăng kính chính trị. Một số bài cũng nhìn vào khía cạnh tình cảm cá nhân của một ông già trở về quê hương sinh sống. Tuy nhiên, bài này sẽ hoàn toàn không đề cập đến những khía cạnh đó, mà sẽ tập trung vào mặt âm nhạc, văn hóa của chuyến hồi hương này.

Tự nó, việc Phạm Duy trở về không có ý nghĩa nhiều về mặt âm nhạc. Nhưng nếu sự hồi hương của Phạm Duy dẫn tới việc nhạc của ông (sớm) được lưu hành và phê bình, bàn luận ở trong nước, thì có thể sẽ có những hậu quả quan trọng cho nền tân nhạc Việt Nam. Ðó mới là điều giới nhạc Việt Nam quan tâm.

Trước hết, tôi xin bàn về vị trí của nhạc Phạm Duy trong âm nhạc Việt Nam. Nền tân nhạc Việt Nam thường được coi là “chính thức” khai sinh khi nhạc sĩ Nguyễn Văn Tuyên đi khắp nước diễn thuyết và trình bày những ca khúc của ông vào năm 1938, tuy rằng nhiều nhạc sĩ đã bắt đầu viết ca khúc theo thang âm Âu châu vài năm trước đó, nhưng chưa có cơ hội phổ biến. Vậy cứ cho rằng tân nhạc có một lịch sử khoảng 70 năm. Trong khoảng thời gian ngắn ngủi đó, ba nhạc sĩ thường được coi là nổi bật nhất là Văn Cao, Phạm Duy và Trịnh Công Sơn.

Xem tiếp...

Ngựa trắng không phải là ngựa trắng

Lê Anh Dũng
2005

Phamduy.com là bản tường trình đầy đủ nhất từ xưa tới nay về cuộc đời và sự nghiệp Phạm Duy. Ở đó, Phạm Duy tập hợp tất cả những gì liên quan tới ông: ca khúc, sưu khảo về dân ca, về trống, những bài phỏng vấn, nhận định về ông, 4 tập hồi ký… Các ca khúc được xếp theo nhiều cách khác nhau để dễ tìm kiếm: hoặc theo thể loại như tình ca, dân ca, bé ca, đạo ca, Hàn Mặc Tử ca, tục ca (?), thiền ca, nhạc trẻ, nhạc ngoại quốc lời Việt, trường caMẹ Việt Nam, trường caCon đường cái quan…; hoặc theo thời gian v.v… Ta có thể nghe giọng hát của ông, một ca sĩ dở chưa từng thấy, nghe nhiều bài hát của ông qua đủ giọng ca, cả những bài được thâu thanh vào năm 1952 của Thái Thanh, Thái Hằng vợ yêu của ông nay đã khuất. Khoảng 1000 tác phẩm của ông được đưa lên website này. Ở phamduy.com ta thấy được sự nghiệp âm nhạc đồ sộ của nhạc sĩ lớn nhất Việt Nam, thấy được lòng yêu mến, trân trọng và hãnh diện về những tác phẩm của mình, dở cũng như hay. Website này do chính Phạm Duy xây dựng và bảo trì, sẽ không ai có thẩm quyền hơn ông để làm chuyện này. Qua hồi ký, ông kể lại cuộc đời mình từ ấu thơ tới giai đoạn tha hương sau 1975, lồng chung với lịch sử âm nhạc Việt Nam cận đại từ lúc phôi thai. Hồi ký của ông có vô số quan sát thông minh, nhạy bén của một nghệ sĩ lớn, chứng nhân một giai đoạn biến động nhất của lịch sử Việt Nam. Hồi ký này tỏ rõ ngoài việc là một nhạc sĩ lớn nhất Việt Nam, ông cũng là một nhà văn lớn, văn chương giản dị, tự nhiên. Hồi ký 1, 2 ,3 đã được ấn hành, chỉ có hồi ký 4 chưa in nhưng có trên mạng, mạng mất thì hồi ký 4 cũng mất. [1]

Xem tiếp...

Cảm Nghĩ về Tổ Khúc Bầy Chim Bỏ Xứ

Phạm Anh Dũng



Cảm nghĩ đầu tiên sau khi nghe xong Tổ Khúc Bầy Chim Bỏ Xứ là một sự ngạc nhiên lớn lao. Ngạc nhiên vì nhạc sĩ Phạm Duy, một người đã sáng tác nhạc từ nửa thế kỷ nay, bắt đầu bằng những bản nhạc thời kháng chiến chống Pháp, đến nay vẫn tiếp tục sự nghiệp với những tác phẩm lớn lao như Bầy Chim Bỏ Xứ.

Xem tiếp...

Nếu Anh Còn Trẻ

Phạm Anh Dũng
2.3.2013



Hoàng Cầm và Phạm Duy

Nếu anh còn trẻ như năm ấy
Quyết đón em về sống với anh
Những khoảng chiều buồn phơ phất lại
Anh đàn em hát níu xuân xanh

Nhưng thuyền em buộc sai duyên phận
Anh lụy đời quên bến khói sương
Năm tháng... năm cung mờ cách biệt
Bao giờ em hết nợ Tầm dương?

Nếu có ngày mai anh trở gót
Quay về lãng đãng bến sông xa
Thì em còn đấy hay đâu mất?
Cuối xóm buồn teo một tiếng gà..."

(Nếu Anh Còn Trẻ - thơ Hoàng Cầm)

Xem tiếp...

Lời Bàn Mới

  • CÒN THOÁNG CHIÊM BAO
    Lâm Nguyễn 24.02.2024 17:12
    Cảm ơn admin đã tải lên album này, chiếc cầu nối đưa tôi biết đến ngôn từ và giai điệu tuyệt đẹp của ...
     
  • LỜI RU TRONG MƯA
    Thông-Tin 08.09.2023 11:49
    Đã sửa, giờ nghe được rồi.
     
  • LỜI RU TRONG MƯA
    2gether 06.09.2023 22:30
    Hi Admin Album này không nghe được.... Plz......
     
  • TÌNH KHÚC NGÔ THỤY MIÊN
    Thông-Tin 25.08.2023 18:23
    Cám ơn bạn. Lỗi đã sửa, album giờ nghe được hết .
     
  • PHẠM MẠNH CƯƠNG 18
    Thông-Tin 25.08.2023 18:21
    Cám ơn bạn đã cho hay . Bài này không có mp3 .

Đăng Nhập/Xuất