Phạm Duy

Đường Chiều Lá Rụng

Trích từ Bàn về kỹ thuật viết nhạc trong vài ca khúc Phạm Duy của Phạm Quang Tuấn  viết trong dịp ra mắt CD Lệ Mai hát nhạc Phạm Duy (Sydney, 2003)

Đường Chiều Lá Rụng ít khi được hát và được nghe, vì nó đòi hỏi nhiều ở người nghệ sĩ lẫn thính giả.

Đường Chiều Lá Rụng, Lệ Mai trình bày


Phạm Duy viết rằng

"bài Đường Chiều Lá Rụng rất khó hát so với các ca khúc khác của tôi, nét nhạc và chuyển điệu của nó khá mới lạ, cho tới nay, chỉ có Thái Thanh, Kim Tước và Quỳnh Giao hát nó mà thôi..." (Phạm Duy - Một Đời Nhìn Lại)

Xem tiếp...

Đêm phiêu diêu cùng nhạc Phạm Duy

Đông Yên
16.10.2011

5 ca sĩ trẻ tài năng đã mang đến cho khán giả 1 đêm nhạc cảm xúc, phiêu linh và thăng hoa.


Ấm cúng, gần gũi, phiêu linh và thăng hoa là cảm nhận của phần đông khán giả đến với phòng trà We trong đêm nhạc Phạm Duy nhân sinh nhật lần thứ 91 của ông vào tối 15-10.
 

Phạm Duy Nguyên Thảo

Xem tiếp...

Phạm Duy : thơ phổ nhạc

ĐặngTiến
5.10.2011

Phạm Duy, Bửu Chỉ
Phạm Duy, tranh Bửu Chỉ
Bộ môn Thơ đang lùi bước trong xã hội hiện đại. Đời sống đô thị nhanh bước theo nhịp tiến hóa của công nghiệp, đẩy lùi biên độ của thơ : kỹ thuật hiện đại cung cấp cho quần chúng – nhất là thanh niên – những phương tiện giải trí và truyền thông hấp dẫn và nhanh chóng hơn những bài bản vần vè trước đây – dù sao cũng gắn liền với nếp sống nông thôn.

Nhưng chất thơ lại là một phẩm chất khác của đời sống, không chỉ nhắm giải trí, nó tiềm ẩn trong tâm linh ; nó nằm dưới, nằm ngoài vần điệu. Và cần yếu cho con người mọi sắc tộc và thời đại.

Chất thay thế, hay bù đắp cho sự thất thoát của thi ca là ca khúc. Trong nghệ thuật âm nhạc, theo bén gót kỹ thuật hiện đại, ca khúc chuyển mình theo những dạng thức khác nhau.

Âu cũng là điều hợp lý. Thoạt kỳ thủy nước nào cũng vậy, thi ca bắt đầu từ hát xướng, trong tín ngưỡng, tôn giáo, giữa cung đình hay nơi công trường lao động.

Xem tiếp...

Nguyên Thảo thấy áp lực khi hát bài mới của Phạm Duy

Dạ Vũ
3.10.2011

(GDVN) - Hai ca khúc Đường chiều lá rụngTiễn em của nhạc sĩ Phạm Duy sẽ được biểu diễn lần đầu tiên trong hai đêm nhạc của ông tại phòng trà.


Phòng trà WE TP.HCM sẽ tổ chức đêm nhạc Phạm Duy nhân dịp sinh nhật của ông vào ngày 15 và 16/10 tới, lúc 21h. Sẽ có sự góp mặt của những ca sĩ nổi tiếng với chất giọng đẹp, tình cảm, “bảo chứng” cho chất lượng của đêm nhạc như: Tấn Minh, Đức Tuấn, Khánh Linh, Nguyên Thảo, Xuân Phú và Trọng Bắc.

Phạm Duy

Xem tiếp...

Ban Hợp Ca Thăng Long

Phạm Duy
trích từ Hồi Ký Phạm Duy

… Ở chung với Phạm Xuân Thái trong ít ngày rồi chúng tôi dọn nhà bằng xe thổ mộ vào Thị Nghè. Đó là một căn phố nhỏ ở ngay cạnh chợ, chỉ có hai phòng nhỏ mà chứa đủ tám người lớn và một con nít. Sau những năm chịu gian khổ của tản cư và kháng chiến, gia đình Bắc Kỳ di cư này sống những ngày ổn định đầu tiên nơi cận đô êm ả.

Hoài Bắc, Hoài Trung, Thái Thanh, Thái Hằng, Khánh Ngọc
Phạm Duy, Hoài Bắc, Hoài Trung, Thái Hằng, Khánh Ngọc, Thái Thanh

Xem tiếp...

Phạm Duy trên đăng trình đến vô cực

Thụy Khuê
Paris 20-6-1993

Ðạo CaThiền Ca, hai tựa đề có tính cách song song nhưng không đồng nhất, được sáng tác trong hai bối cảnh dị biệt, cách nhau hai mươi năm. Với hai Phạm Duy khác nhau. Cả hai đều đi ra ngoài hành trình âm nhạc đại chúng của Phạm Duy. Không có những yếu tố cận nhân tình như: quê hương, ca dao, dân tộc... Ðạo Ca mở đường và Thiền Ca kết thúc cuộc hành trình tìm đạo của một kẻ ngoại đạo.

Trong vòng tử sinh của kiếp người (trầm trong bể khổ), Ðạo Ca cất lời mầu nhiệm thiết tha, đưa ta vào chặng đầu của giáo lý nhà Phật. Nhạc Phạm Duy, thơ Phạm Thiên Thư, giọng hát thiên sứ Thái Thanh hướng dẫn "chúng sinh" -từ cõi vô minh- lắng nghe số kiếp trầm luân của chính mình mà vượt trùng luân hồi, tìm về bến giác:

Xưa em là kiếp chim, chết mục trên đường nhỏ
Anh là cội băng mai, để tang em, chờ mấy thuở...
.....
Mai sau chờ nhau nhé, đầu thai vào kiếp hoa
Chốn mây mờ phiêu bạt, chờ đợi chim hót ca...

Xem tiếp...

Phỏng Vấn Phạm Duy - 24.7.2011

Vi Thùy Linh
26.7.2011

LTS. Đây là cuộc phỏng vấn nhân dịp Phạm Duy ra Hà Nội dự chương trình nhạc "Phạm Duy - Người phiêu lãng thành công" được tổ chức ở Nhà hát Lớn Hà Nội đêm 22-23.7.2011.

...
Vóc dáng cao lớn 1m75, tóc trắng như cước, Phạm Duy vẫn toát lên vẻ phong lưu, dù cử chỉ chậm nhiều. Ông phải ngồi xe đẩy tại sân bay, cẩu lên khoang hạng C, mỗi lần ra Bắc.

Tại tầng 4 khách sạn 3 sao Hà Nội số 1 Cầu Gỗ, nhạc sĩ Phạm Duy dành cuộc trò chuyện với TT&VH trước khi rời Hà Nội sáng 24/7.

Thái Thanh hát Bà mẹ Gio Linh lần nào cũng khóc

* Ông từng ưng ý nhất hai ca sĩ Thái Thanh và Duy Quang hát nhạc Phạm Duy. Đức Tuấn là thế hệ kế tiếp, làm khán giả cảm động và bất ngờ khi hát Bà mẹ Gio Linh trong nước mắt...

- Thái Thanh (em gái bà Thái Hằng - vợ Phạm Duy - 78 tuổi, hiện đang sống tại California, có con gái là ca sĩ Ý Lan) trước đây hát bài này lần nào cũng khóc. Mỗi ca sĩ có một nét đặc biệt riêng. Các cháu trẻ hát nhạc tôi, tôi thấy vui và trân trọng.

Xem tiếp...

"Nghe Chuyện Tình Quanh Năm"

Lê Hữu
2004

con đường thảnh thơi nằm
nghe chuyện tình quanh năm
Phạm Duy

Phạm Duy"Ông yêu thích chủ đề nào hơn hết trong toàn bộ sáng tác âm nhạc của ông, bao gồm những dân ca, tình ca, tâm ca, đạo ca, rong ca, kháng chiến ca, quê hương ca... vân vân?" người dẫn chương trình văn nghệ "Phạm Duy, Người Tình" đặt câu hỏi. "Tình ca". Câu trả lời thẳng thắn, dứt khoát, không chút lưỡng lự. Nói thẳng, nói rõ, không ngại ngùng, không quanh co, đó là tính cách, là con người Phạm Duy.

Câu hỏi ấy tôi nghĩ, nếu không phải đặt ra cho Phạm Duy mà cho đối tượng đông đảo người yêu nhạc của ông, chắc cũng sẽ nhận được ở không ít người, câu trả lời tương tự.

Tình ca và tình ca đôi lứa

Xem tiếp...

Một Người Gia-Nã-Ðại và Nghệ Thuật của Phạm Duy (Bài 7) - Chân Lý

Georges Etienne Gauthier
Võ Phiến dịch (Tạp chí Bách Khoa 1970-1972)
 

    Chỉ có hiện tại là không dứt
    Erwin Schrodinger

Kẻ sáng tạo chỉ mong được thở để mà sáng tạo ! Và họ còn sống ngày nào, họ còn muốn đổi mới, muốn tái sửa chữa, muốn tái ''tái tạo'' nếu có thể, để hòa mình vào thời gian vốn là địch thủ đáng sợ nhất, trừ phi họ đáp ứng nổi cuộc thách đố bằng cách lưu lại một cái gì bất tử. Ðể mỗi lần người ta nhắc đến là mỗi lần tái sinh. Phạm Duy, như trên đã nói, vốn luôn luôn hợp lý một cách dễ sợ. Nhưng trong khi đối với kẻ khác cần phải nhiều thế hệ để nhiều phong trào phản ứng nhau thì ở Phạm Duy, cũng như ở Picasso và Stravinsky, các phản ứng diễn ra liên tiếp và đột ngột chỉ trong cúng một đời người. Ðiều này là điều cốt yếu giúp ta hiểu về diễn trình sáng tạo nơi tác giả các bài Trường Ca, diễn trình căn bản luôn luôn là sự đổi mới.

Xem tiếp...

Một Người Gia-Nã-Ðại và Nghệ Thuật của Phạm Duy (Bài 4) - Diễn Tiến Của Một Sự Nghiệp

Georges Etienne Gauthier
Võ Phiến
dịch (Tạp chí Bách Khoa 1970-1972)

Truyền thống chân chính trong những đại sự không phải là làm lại những gì người khác đã làm, mà là tìm lại được  tinh thần đã khiến thực hiện nên những đại sự ấy và sẽ khiến thực hiện nên những đại sự khác hẳn vào những thời khác.   
Paul Valéry     

Sự nghiệp ấy tự mở ra dưới mạng sao tuổi trẻ. Nhưng ở Phạm Duy, tuổi trẻ sẽ rất đặc biệt, đã là sự pha lẫn hay sự xen lẫn nhau giữa mãnh lực và tinh tế, giữa niềm vui sống và nỗi bâng khuâng, giữa suy tư và hành động. Từ buổi bình minh trong cuộc đời, những tia sáng của Cô Hái Mơ vừa báo trước một ngày sẽ đẹp, thì chính hai phần đối lập nhau của bản nhạc ấy đã nói ngay tức khắc về chàng Phạm Duy của những năm trai trẻ.

Xem tiếp...

Lời Bàn Mới

Đăng Nhập/Xuất