Nhiều Tác Giả

Một Chút Về Tuấn Khanh - Người Sở Hữu Linh Hồn Âm Nhạc Rực Lửa

Nguyễn Đăng Khoa
16/5/2020



Đây không phải là bài viết về nhạc sĩ Tuấn Khanh của thập niên 1960 vang danh với "Chiếc lá cuối cùng" hay "Hoa soan bên thềm cũ".

Đây là những gì người viết - ở những năm tam thập của đời mình - trả nợ với tuổi thơ mình. Tôi đang nói về âm nhạc của một nhạc sĩ Tuấn Khanh khác - đã để lại những năm 2000 quá nhiều mầm xanh trên đất cằn, quá nhiều tin cậy ở cát bụi. Đó là Tuấn Khanh - người cũng đã hát về một chiếc lá nhưng hoàn toàn khác với vị tiền bối khi xưa. Anh ta mạnh mẽ cất lên ước vọng về một thế giới tươi đẹp:

Xem tiếp...

Một Chút. Cho Tôi Và Âm Nhạc Trịnh Công Sơn

Nguyễn Đăng Khoa
9/5/2020

“Con người bị sinh ra”
(Albert Camus)

Ngày ấy, tôi mười tám, chập chững vén mở tâm hồn để thu nhận những luồng gió mới, rất khác với sự hồn nhiên, thơ dại. Tôi mong muốn cảm nhận được những âm nhịp rung lắc của trái tim, tôi bắt đầu tìm đến âm nhạc. Lúc đó, đích nhắm của tôi là kho tác phẩm Trịnh Công Sơn, người nhạc sĩ mà sau này tôi phát hiện, tôi đã sinh cùng ngày, cùng tháng với ông. Đôi lúc, tôi đồ rằng, chúng tôi, và tất cả những người sinh vào ngày 28 tháng 2 dương lịch, đã chẳng may sinh ra dưới ánh sáng của một ngôi sao không vui vẻ. Đó là một ngôi sao trầm mặc, có đeo lơ lửng một túi rất lớn chứa đầy ưu tư. Theo astrology (chiêm tinh học) thì cũng có lý, nhưng ai mà tin chiêm tinh học. Tôi tin vào những đêm buồn bã.

Xem tiếp...

Sài Gòn Kỷ Niệm

Nguyễn Lân Thắng
19/8/2018

Nguyễn Tín
Ca sĩ Nguyễn Tín sau khi bị đánh đêm 15/8/2018. Facebook Dương Đại Triều Lâm.

Đêm ngày 15/8/2018 cả Sài Gòn náo loạn vì một buổi ca nhạc. Đó là buổi biểu diễn mini của ca sĩ Nguyễn Tín và những người bạn mang tên Sài Gòn Kỷ Niệm tại quán cafe Casanova ngay trung tâm thành phố. Nguyễn Tín sinh năm 1990, người Cần Thơ, vốn không hề được đào tạo thanh nhạc bài bản. Vì tham gia các hoạt động xã hội, đi biểu tình chống Formosa gây ô nhiễm, nên Tín từ lâu đã bị lực lượng an ninh quấy phá công việc mưu sinh ở Cần Thơ, phải bỏ lên Sài Gòn để tìm công việc tạm bợ khác mà sống. Trong quá trình vất vả đó, Tín làm đủ thứ, từ bán hàng online, cho đến việc dùng giọng ca vốn có để đi hát cho các phòng trà ca nhạc mini. Nhưng những công việc đó cũng không hề đơn giản cho Tín, rất nhiều lần bị phá, bởi anh không chỉ kiếm tiền để mưu sinh mà còn dành một phần rất lớn thu nhập để gửi nuôi những đứa con của hai tù nhân chính trị nổi tiếng là Trần Thị Nga và Nguyễn Ngọc Như Quỳnh. Rất may mắn cho Tín là những việc làm đó đã chạm đến trái tim của rất nhiều người không thờ ơ với đất nước. Những buổi livestream vừa bán hàng online, vừa hát nhạc xưa trên facebook của Tín luôn có hàng trăm người hâm mộ ở khắp mọi nơi theo dõi. Nổi tiếng nhất có lẽ là clip Tín hát bài Tiền Giang Đông - Tiền Giang Tây, do Đinh Nhật Uy chế lời từ bài Trường Sơn Đông - Trường Sơn Tây. Đây là bài hát rất vui nhộn, nhẹ nhàng đả kích các vấn đề xã hội xung quanh vụ BOT Cai Lậy, và được cánh lái xe Bạn Hữu Đường Xa khắp nơi ưa thích. 

Xem tiếp...

Mua Danh 3 Vạn Bán Danh 3 Đồng ...

Chí Thảo
18/6/2018


Vũ Đức Sao Biển

Không thể tin được!

Đọc đi đọc lại, cứ ngỡ là bài viết của một đứa trẻ. Ngu ngơ. Khờ khạo như người mơ ngủ.

Tôi muốn nói đến một người có chút tiếng tăm. Dù cái tiếng tăm ấy được anh tạo dựng trong hoàn cảnh..."núp lùm" chẳng lấy gì vinh quang cho lắm.

Ý tôi muốn nói những bản nhạc anh viết ra từ hồi còn... trốn quân dịch trước năm 1975 khi dạy học tận vùng sâu miền tây Nam bộ. Nhiều bài nhạc của anh mang âm hưởng đờn ca tài tử vùng Bạc Liêu. Ngọt ngào, dễ đi vào lòng người nhờ mang đậm chất cải lương.

Xem tiếp...

Văn Nghệ Mừng Phật Đản Là Như Thế Này Sao ?

Dương Như Tâm
14/6/2018

Sáng ngày 30/5/2018 vừa qua, một vị Thượng Tọa đã rất bức xúc và gởi cho người viết đường link vể cảnh múa và ăn mặc phản cảm của một vũ công trên sân khấu văn nghệ kính mừng Phật Đản[1]. Liên tục những ngày sau đó chúng tôi tìm hiểu thêm chung quanh việc này nhưng không kết quả.


Tệ trạng này một lần nữa nhắc lại những cảnh báo trước đây về sự dễ dãi cũng như khiếm khuyết về mặt am hiểu tổ chức sự kiến và sân khấu Phật giáo trong các buồi lễ lớn ờ nhà chùa. Động cơ chủ yếu thúc đẩy cho tệ trạng này tồn tại còn nằm ở căn bệnh ái mộ ngôi sao hoặc thích làm nổi của một bộ phận các vị xuất gia có nhiệm vụ tổ chức chương trình cho nhà chùa. Thêm vào đó, tác động không nhỏ từ bộ phận quần chúng Phật tử nội bộ tiếp thêm sức mạnh cho sở thích lạc điệu ngày càng lây lan và tồn tại cho đến tận hôm nay. Chuyện rất thường nghe thấy ở ngay chính lời phát ngôn của vài vị xuất gia rằng ca sỉ A, nghễ sĩ Z là đệ tử tui đó! Thầy đã vậy thì trò càng rôm rả hơn khi kháo nhau khắp xóm, thầy tui, chùa tui có ca sĩ A, nghễ sĩ Z vào biểu diễn , là chuyện không khó xảy ra.

Xem tiếp...

Bài ca nào cho người ngã xuống

Bùi Thanh Hiếu
21/6/2016

Có rất nhiều rất khác biệt trong nền âm nhạc của hai miền Nam Việt Nam và Bắc Việt Nam trong cuộc nội chiến 20 năm, nhất là khi diễn tả về cảm xúc trong chiến tranh.

Trong sự kiện bi thảm đối với 10 người lính của quân đội Việt Nam CNXH vừa tử nạn vào những ngày trung tuần tháng 6 vừa qua, trên mạng xuất hiện vài bài thơ tiếc thương người lính đã tử nạn, tác giả của những bài thơ đều là những người không chuyên.


Lễ tang của đại tá Trần Quang Khải - ảnh VNExpress.com

Chợt nhận ra rằng, Bắc Việt thời nội chiến 1954 -1975 cho đến nay. Không hề có nhạc phẩm nào tiếc thương những người lính của họ đã chết trận.

Xem tiếp...

Già đầu còn mê nhạc sến

Vũ Thế Thành
6/2016

“Người từ ngàn dặm về mang nỗi sầu...” (Thu sầu- Lam Phương)

Hồi nhỏ tôi mơ làm...kép cải lương. Ước mơ “khủng” này không xuất phát từ giọng ca đầy “tiềm năng” của tôi mà đơn giản vì... tiền. Một thằng nhóc 8- 9 tuổi mơ số tiền lớn cỡ cát xê danh ca Út Trà Ôn thì hơi không bình thường. Nhưng đó là nguyên nhân gần, chứ nguyên nhân sâu xa là tôi bị nhiễm máu giang hồ lục tỉnh.

Coi cải lương thì tôi có cơ hội đi “ăn theo” mấy bà chị, nhưng xem xi nê, dù xoay sở cách mấy tôi cũng đành phải coi... cọp.

Tôi thường lê la ở rạp Văn Cầm gần cầu Kiệu, thấy anh chị nào quởn quởn là lẩn theo như em út vào xem ké. Giao du với đám nhóc gần đó, tôi cũng biết thêm vài mánh xem cọp, chẳng hạn chỉ cần mua một vé, một thằng vào trước, rồi lẩn ra góc rạp đưa vé đã xé cho thằng khác, có sẵn cái cùi vé vất đi, dán sơ xịa vào, rồi tỉnh bơ chìa cho ông soát vé vào rạp, rồi lại tiếp tục tuồn vé cho thằng sau....

Xem tiếp...

Tản mạn về những bài hát được cấp phép

Phạm Hoài Nhân
3/2/2016

Có lần tui tự hỏi: Làm sao biết một bài hát xưa (trước 1975) đã được cấp phép hay chưa?

Nghĩ là làm, tui lên mạng, vô nơi đáng tin cậy nhứt là website của Cục Nghệ thuật Biểu diễn (cucnghethuatbieudien.gov.vn), quả nhiên là có danh sách của các bài hát này. Về mặt database, phải nói là hơi khó tra cứu vì danh sách này bố trí theo từng trang, mỗi trang có 30 tựa bài và theo một thứ tự hơi lộn xộn. Có tới hơn 80 trang như vậy (hơn 2.000 bài hát) và mình không thể biết bài hát mình muốn tìm ở trang nào, chỉ có nước lật từng trang và... đọc cho hết! Tui phải cất công copy ra hết, đưa vô Excel để sort cho dễ đọc. Bỏ qua chuyện đó đi, trong quá trình làm, tui phát hiện ra nhiều chuyện hay lắm. Kể nghe chơi.

Xem tiếp...

Trịnh Công Sơn Với "Đêm Thấy Ta Là Thác Đổ"

Hữu Du
22/2/2016



"Đêm Thấy Ta Là Thác Đổ" là một giấc mơ- "Giấc mơ đời hư ảo"- như một câu nói của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.

Trong giấc mơ ấy,Trịnh Công Sơn dẫn chúng ta về miền kí ức xa xôi, thơ trẻ, êm đềm, đầy mộng tưởng...đẹp và thoáng qua như giấc mộng ban chiều:

Một đêm bước chân về gác nhỏ
Chợt nhớ đóa hoa tường vi
Bàn tay ngắt hoa từ phố nọ
Giờ đây đã quên vườn xưa

Xem tiếp...

Đăng Nhập/Xuất