0. Nhận Định

Thời của minishow?

Tâm Yên
9.9.2011

Đã qua rồi cái thời live show hoành tráng tại các sân vận động, sân khấu lớn với vài ngàn người trở lên. Hiện tại, từ minishow gần như được nhắc đến nhiều nhất trong các hoạt động của ca sĩ.

Đó là một không gian nhỏ, ấm cúng với chỉ vài trăm người. Ở đó, ca sĩ không hát theo một kịch bản khô cứng mà có thể linh động theo yêu cầu của khán giả, thoải mái giao lưu, chia sẻ thông tin với fan, tính tương tác vì thế cũng cao hơn.

Minoshow lên ngôi

Cho đến hiện tại, từ minishow đã trở nên quen thuộc hơn bao giờ hết. Không chỉ ca sĩ trẻ mới chuộng hình thức này, mà cả những gương mặt gạo cội, hải ngoại lẫn trong nước, gương mặt ăn khách cũng chọn minishow cho sự trở lại hay đánh dấu kỷ niệm nào đó trong sự nghiệp ca hát của mình như: Ý Lan, Khánh Hà, Nhật Hạ, Phương Dung, Mỹ Linh, Hồng Nhung, Đàm Vĩnh Hưng, Đức Tuấn, Hồ Quỳnh Hương, Đoan Trang, Mỹ Tâm, Nguyên Vũ, Thủy Tiên, Cao Thái Sơn, Noo Phước Thịnh... Gương mặt mới toanh là Trung Quân Idol, chỉ ngay sau khi bước ra từ cuộc thi Vietnam Idol 2010, cũng đã chọn minishow để "chào" khán giả. Tiếp theo sau đó là Lều Phương Anh, Văn Mai Hương... Nhóm MTV khi tái hợp cũng đã chọn không gian nhỏ gọn của phòng trà We để gặp gỡ khán giả, danh ca Tuấn Ngọc cũng chọn hình thức minishow để tiếp cận khán giả Hà Nội...

Xem tiếp...

Khi nào các nhóm nhạc Việt mới sáng bừng?

Cung Tuy
3.9.2011

(TT&VH Cuối tuần) - Cuộc thi Sáng bừng sức sống của Công ty Early Risers với mục đích tìm một nhóm nhạc nữ đã kết thúc sau 3 tháng thi thố. 5 cô gái và một hợp đồng 5 năm kèm theo đĩa đầu tay trị giá 600 triệu. Một ước mơ có thật đã thành hình?

Nhưng nhiều người có mặt trong đêm chung kết hôm 29/8 vừa qua có vẻ không tin tưởng lắm vào đội hình này khi cả 5 gương mặt đều không thật sự nổi bật ngoài khả năng vũ đạo của họ được tạm cho là có chất lượng. Thí sinh Thanh Trúc, người đi từ vòng đầu đến thẳng đêm chung kết gần như là một người... không biết hát. Cô không có gì ngoài vẻ đẹp tomboy được rất nhiều fan ủng hộ và việc cô được chọn vào nhóm nhạc nữ này thì đến 90% được quyết từ phiếu bầu của fan. Có lẽ người ta đã đặt khá nhiều kỳ vọng ở cuộc thi tìm kiếm nhóm nhạc nữ lần đầu tiên được tổ chức ở VN này khi đặt cho nó cái tên đầy hy vọng bởi ở thời điểm hiện tại những nhóm nhạc Việt đang thật sự không có nhiều sức sống. Hơn 10 năm trước, khi những mô hình girls-band, boys-band bắt đầu tan chảy ở trời Tây thì dưới bầu trời Việt mô hình ấy lại được nhân rộng tối đa. Người ta thấy Mắt Ngọc, Mây Trắng, MTV, AC&M, 1080 liên tục được nói đến. Và giờ thì...

Xem tiếp...

Jimmii Nguyễn: "Nhạc teen không phải là thảm họa"

Jimmii Nguyễn
5.9.2011

"Đi đâu cũng nghe nói, đọc đâu cũng thấy, dưới đất giấy cũng như trên trời mạng, toàn "lên án" sự thảm họa. Tuyệt nhiên không thấy có phân tích nào cho rõ ràng tại sao có thảm họa và làm sao cho hết", ca sĩ Jimmii Nguyễn viết.

"Nghệ thuật đang bị bão hòa!" - hơn chục năm nay vẫn phán xét này

Cứ nhận định như vậy, thì từ "bão hò" thành "bão ác", "bão hại", xoáy cho nền âm nhạc Việt Nam rối bời suốt cả một thập niên qua. Và khi thiếu người dũng cảm ngăn ngừa, thừa người chỉ biết sống chung và gào thét với "bão" ấy thì nghệ thuật Việt Nam đương nhiên trở thành "thảm họa" như họ lên tiếng. Điều đấy chẳng có gì là lạ.

Xem tiếp...

V-Pop: Bất tài = lãng phí

Trung Kiên
2.9.2011

(2Sao) - Những album được đầu tư hàng trăm triệu, những bộ áo hàng hiệu đắt tiền, tất cả vẫn không làm diện mạo thị trường khởi sắc. Phải chăng sao Việt đang ném tiền qua cửa sổ?

Nhà giàu thì hãy đi hát

Đã qua rồi cái thời ca sĩ chỉ cần có chất giọng nghêu ngao hát là làm nên tên tuổi, ngày nay nếu muốn bước chân vào giới nghệ thì hãy chuẩn bị tinh thần mà chi tiền cho nhiều thứ. Không có album riêng thì đừng mơ làm ca sĩ, vì sẽ chẳng có thứ gì tặng fans hay được bầu sô nhớ mặt gọi tên. Để nhào nặn nên một album đúng chuẩn cơ bản, ca sĩ trẻ phải có nào là bài hát độc quyền, MV tặng kèm, vài bộ hình long lanh, bìa đĩa hoành tráng và cả poster dán cột điện. Ai lắm tiền nhiều của hơn thì sẽ có hẳn họp báo ra mắt, PR bài vở trên mạng thật hoành tráng. Tất cả những thứ này khi gộp lại, không cần phải tính toán nhiều cũng thấy rõ chúng không dưới hàng trăm triệu đồng, nhưng để rồi rốt cuộc hầu hết các sản phẩm sẽ đổ về đâu?

Xem tiếp...

Âm nhạc "underground" cũng bế tắc

Thùy Trang
10.8.2011

Tinh thần underground tưởng chừng tránh được những sóng gió của showbiz Việt lại phải đương đầu với bế tắc bởi sự chi phối mạnh mẽ của yếu tố thị trường và thị hiếu khán giả có phần thay đổi

Trong âm nhạc, khái niệm underground được hiểu với nghĩa một dòng chảy ngầm, không bị chi phối bởi yếu tố thị trường. Thế giới underground được xem là nơi những người đam mê ca hát tìm sự đồng cảm, chia sẻ ở một đối tượng khán giả đồng điệu. Cả người hát và người nghe có chung niềm đam mê một thể loại âm nhạc nào đó, ở đó người hát tự do trong phong cách thể hiện và bày tỏ cảm xúc qua ca khúc của riêng mình. Và có lẽ vì không chịu bất kỳ sự ràng buộc nào mang tính thương mại, cũng như không cần phải chạy theo thị hiếu khán giả nên các nghệ sĩ underground giữ được cho mình sự trong sáng, tự do sáng tạo trong các ca khúc do họ sáng tác.

Xem tiếp...

Nhạc Việt - Ủ rũ và sầu não đến bao giờ?

Gia Hoàng
4.8.2011

Nếu nhiều năm về trước mỗi khi hát về nỗi đau, ca sĩ, nhạc sĩ sẽ dùng đến những cụm từ như cô đơn, thương đau, u sầu… thì giờ đây nỗi đau đã trở nên khủng khiếp hơn với những héo gầy, quay quắt, sầu bi và thậm chí là khổ tâm hay “hét lên cho thỏa nỗi nhớ”.

Có thể nói chưa bao giờ nhạc Việt Nam lại có nhiều ca khúc buồn khổ và sầu thảm đến như thế. Một bạn trẻ chia sẻ: "Thời gian này em đang nghỉ hè nên có nhiều thời gian để xem truyền hình hơn nhưng thật cũng không thể chịu nổi khi những kênh truyền hình chuyên về âm nhạc của Việt Nam toàn phát những ca khúc bi thảm đến nỗi em phải chuyển kênh ngay mỗi khi đến những ca khúc đó".

Mang những phản hồi này đến hỏi một biên tập viên của kênh truyền hình Y chuyên về mảng âm nhạc giải trí cho giới trẻ, chúng tôi nhận được câu trả lời đáng lo ngại: "Thật ra chúng tôi cũng không có nhiều sự lựa chọn khi các ca sĩ Việt Nam gần đây khi gửi ca khúc về phần lớn đều là những ca khúc như thế trong khi chúng tôi có trách nhiệm phải mang đến khán giả những gì mới nhất".

Xem tiếp...

Tài năng nghệ thuật thực sự đang bị đối xử như thế nào?

Hòa Bình
21.7.2011

“Lộ”, “hở” là “ăn tiền”

Không còn xa lạ với các chiêu “kêu gọi đầu tư” bằng cách “cởi đồ”, “khoe tuốt”, “sự cố” hở hang, bạn đọc Việt có lẽ nhiều người đã hiểu rằng sau mỗi lần dính scandal, chân dài sẽ được “thăng hạng” nhanh vun vút, nổi hơn trong làng sao, và đương nhiên điều kiện đi kèm là những mức thu nhập “khủng” cho mỗi lần xuất hiện.

Một số chân dài nhận catse hàng vài ngàn USD cho một bộ hình ảnh. Một số khác đóng 15 giây quảng cáo là có thu nhập vài chục ngàn.

Làng giải trí Việt giờ khá đông người sở hữu biệt thự, căn hộ cao cấp triệu đô, xe mấy tỉ, điện thoại dăm ba trăm triệu và những bộ cánh hàng hiệu đắt giá.

Tất cả những yếu tố  bên ngoài đó lại không phải là phương tiện phục vụ cho công việc của các sao. Để đi diễn, đi hát, đi đóng phim, người nổi tiếng chỉ cần sử dụng những “tài sản” trời cho là thân thể, gương mặt, giọng hát… của chính mình.

Thế còn các tài năng nghệ thuật thực sự đang bị đối xử như thế nào?

Xem tiếp...

Teen Vọng Cổ

Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2011-07-09

Vĩnh Thuyên Kim
Với thành công "khủng" của Teen
vọng cổ, cái tên Vĩnh Thuyên Kim
được nhắc đến khắp nơi sau một
thời gian đi hát nhưng không mấy
thành công.
Photo courtesy of Việt Giải Trí.
Chương trình VHNT tuần này Mặc Lâm mời quý vị theo dõi một câu chuyện khá vui hiện nay xoay chung quanh một bài hát đang được báo chí nhắc tới.



Ác mộng của nền âm nhạc Việt?

Có báo cho rằng bài hát này là một thảm họa cho Vpop tức cho nền nhạc pop của Việt Nam. Có báo xem bài hát này là một loại rác rưởi khiến âm nhạc Việt ô nhiễm do đã lôi kéo lớp tuổi teen vào chỗ không phân biệt được nơi nào là sân chơi nghệ thuật cho lứa trẻ vốn dễ bị mê hoặc bởi những cái mới lạ đôi khi rất gần với ranh giới gàn dở, phá phách hay nổi loạn.

Bài hát mang tên Teen Vọng Cổ của tác giả Trần Anh Khôi do Vĩnh Thuyên Kim trình bày như sau:

Xa anh mới ban chiều
Thế mà lòng sao buồn hiu
Là nhớ anh nhiều, mong được ở bên người yêu
Để nói bao điều
Là sao ta

Xem tiếp...

Chúng ta đang kỳ thị một dòng nhạc?

Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu
12.6.2011

TTO - Trong lúc khá nhiều bạn đọc tham gia diễn đàn "Thảm họa của Vpop?" cho rằng cần tẩy chay, lên án, kiểm soát dòng nhạc ấy thì Tuổi Trẻ Online vừa nhận được ý kiến phản biện của thạc sĩ Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu - giảng viên khoa tâm lý giáo dục, ĐH Sư phạm TP.HCM.

Gần đây, dòng nhạc "té ghế" được rất nhiều người quan tâm mổ xẻ, đa số ý kiến đều thuộc hướng lên án một dòng nhạc làm "suy thoái nhân cách con người". Tuy nhiên, nếu không tỉnh táo, chúng ta sẽ vô tình không tôn trọng cả một tầng lớp người trong xã hội.

Hai câu hỏi trung tâm về dòng nhạc này là:

- Nhạc "té ghế" có thật sự ảnh hưởng đến nhân cách của người nghe?

- Đó có phải là tiếng chuông báo động về sự khuyết tật nhân cách của một tầng lớp người?

Xem tiếp...

Nhạc “chợ” = giật gân + gây sốc

Khải Trí
17.5.2011

Bất chấp dư luận lên án, loại nhạc "chợ" gây sốc như Vấp cục đá, Người ấy và con cha phải chọn, Bất ngờ anh yêu người cùng phái...vẫn cứ trăm hoa đua nở.

Một khi đã sống với không khí âm nhạc của Phạm Duy, Trịnh Công Sơn hay Ngô Thụy Miên..., hẳn người nghe sẽ phải giật mình bàng hoàng khi nhìn thấy danh mục bài hát đăng trên các trang mạng hay trong băng đĩa sao chép lậu thời gian gần đây. Rất dễ nhận diện những ca khúc được xếp loại nhạc "chợ", bởi những tác giả của chúng dường như đã quyết tâm gây sốc ngay từ cái tựa giật gân: Theo tình tình phụ phụ tình tình theo, Thế giới thứ ba, Buông xuôi cho số kiếp, Vọng cổ teen, OK chia tay, Vấp cục đá, Người ấy và con cha phải chọn...


Người đẹp Phi Thanh Vân và ca khúc Da nâu bị dư luận chỉ trích là "thảm họa" nhạc pop Việt.

Xem tiếp...

Lời Bàn Mới

Đăng Nhập/Xuất