Nguyễn Văn Đông

Nguyễn Văn Đông

‘Lòng trần còn tơ vương khanh tướng’

Ngọc Lan
27/2/2018

Nguyễn Văn Đông
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông

WESTMINSTER, California (NV) – Tôi không là người thuộc thế hệ chiến tranh, tao loạn. Nhưng lại cũng không xa lạ với “Sắc Hoa Màu Nhớ,” với “Phiên Gác Đêm Xuân,” đặc biệt là “Chiều Mưa Biên Giới” của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông. Lứa chúng tôi, khi vào tuổi mới lớn, đã được nghe các bản nhạc này từ những băng đĩa đầu tiên của Thúy Nga-Paris By Night do ai đó “chuyển lậu” về nước cuối thập niên 80.

Nghe, nhớ, thuộc và day dứt với những nỗi niềm mơ hồ của một thế hệ…

Xem tiếp...

Ám ảnh mùa Xuân và, những tiếng hát liên hệ đặc biệt với đời-nhạc Nguyễn Văn Ðông

Du Tử Lê
22/12/2009

Nguyễn Văn Đông

Một trong những nét đặc thù của cõi nhạc Nguyễn Văn Ðông là hình ảnh cùng những cảm nhận của ông về mùa Xuân. Ca khúc của họ Nguyễn viết về mùa Xuân chiếm một một con số không nhỏ, trong sự nghiệp âm nhạc của ông. Ngoài những ca khúc mùa Xuân xuất hiện ngay tự nhan đề của ca khúc như “Phiên Gác Ðêm Xuân,” “Nhớ Một Chiều Xuân,” “Dáng Xuân Xưa”... người nghe còn gặp thêm nhiều hình ảnh mùa Xuân trong nhiều ca khúc khác nữa, của ông.

Xem tiếp...

Binh nghiệp và nhạc nghiệp Nguyễn Văn Ðông

Du Tử Lê
12/2009

Nguyễn Văn Đông, Trần Văn Trạch, Lê Thương
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông

Có một vài tài liệu ghi nhận rằng, nhạc sĩ Nguyễn văn Đông sinh năm 1934; nhưng theo sự xác nhận của họ Nguyễn thì, ông sinh năm 1932 tại Quận Nhất,  thành phố Saigòn. Nguyên quán của ông là tỉnh Tây Ninh, Huyện Bến Cầu. Thuở bé Nguyễn Văn Đông học trường Huỳnh Khương Ninh, Phường Đakao, Tân Định, Saigòn. Năm 1945- 1946 loạn lạc, trường Huỳnh Khương Ninh đóng cửa.

Gia  đình gửi ông vào trường Thiếu Sinh Quân Việt Nam, ở thành phố Vũng Tàu, khi ấy ông mới 14 tuổi. Và, con đường binh nghiệp của ông, chính thức khởi đi từ đấy.

Xem tiếp...

Chinh chiến một thời trong những tình khúc của Nguyễn Văn Đông

Bích Huyền
6/2000

Nguyễn Văn Đông
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông

"Thời gian là tất cả hương và phấn
Xóa nhòa đi bao ký ức xa xăm"

Tôi không nhớ hai câu thơ đó của ai - một người bạn đã chép vào trong tập lưu bút của tôi thời đi học. Thời gian sẽ qua đi, nhưng có thật thời gian sẽ xóa nhòa đi tất cả hay không? Có thể xóa mờ lắm, nhưng tất cả thì không thể đâu. Trong vòm trời kỷ niệm, có những hình ảnh nhòa nhạt, mờ mờ, ảo ảo, thấp thoáng ẩn hiện như trong một giấc mơ, nhưng cũng có những hình ảnh rõ rệt đến không ngờ. Một lúc nào đó hiện ra bất chợt, chẳng hạn như được đọc một bài thơ, được nghe một bản nhạc quen thuộc xa xưa.

Xem tiếp...

Hình Ảnh Người Lính Khác, Trong Nhạc Nguyễn Văn Đông

Du Tử Lê
11/2009

Nguyễn Văn Đông
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông

Chúng ta có thể nói mà, không sợ sai lắm rằng, dân tộc nào cũng có cho riêng mình, một bài “Chiêu hồn tử sĩ.” Tử sĩ, những người lính trải qua nhiều thời kỳ, chết cho quê hương, tổ quốc họ. Do đó, ngay cả thời bình, hình ảnh người lính cũng xuất hiện rất thường, trong thi ca và, trong âm nhạc. Huống hồ chi, nếu đất nước đó, lại là một đất nước chìm, đắm triền miên trong chiến tranh.

Chân dung người lính, nói một cách đơn giản; hoặc còn được gọi một cách văn vẻ là “chinh phu,” “chinh nhân” hoặc, “chiến sĩ”… được mô tả như thế nào(?) ra sao(?) thì, chúng tuỳ thuộc cảm quan từng tác giả. Chúng không nhất thiết phải giống nhau, hay chỉ có một diện mạo. Thí dụ nhạc sĩ Lê Thương, người đã cống hiến cho nền tân nhạc Việt Nam, một trường ca bất tử: Trường ca “Hòn vng phu.”

Xem tiếp...

Lệ Thanh, còn “nhớ một chiều xuân”

Lê Hữu
20/2/2015


Chiều nay thấy hoa cười chợt... nhớ một người

Câu hát ấy từ lâu nay cứ theo tôi, theo tôi mãi.

Tại sao lại câu hát ấy mà không phải là câu hát nào khác? "Hoa cười", có lẽ vì hai tiếng ấy gợi nhớ câu thơ cũ, "Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông". Chàng trai trẻ trong câu chuyện tình xa xưa ấy cũng "thấy hoa cười" mà thẫn thờ "nhớ một người".

Xem tiếp...

Mùa xuân trong nhạc của Nguyễn Văn Đông

Cát Linh
17/1/2016

Nguyễn Văn Đông

Có lẽ thời điểm này, nơi quê nhà, đi nơi nào, chúng ta cũng có thể nghe vang những giai điệu vui tươi, rộn rã chuẩn bị đón xuân về. Nói đến nhạc Xuân, thì rất nhiều nhạc sĩ Việt Nam đã ghi dấu tên mình vào những ca khúc chứa đầy những hình ảnh của mùa xuân. Thế nhưng, có một người nhạc sĩ, mà những nhạc phẩm mùa xuân của ông lại bàng bạc một nỗi buồn. Tuy nhiên, đó lại là những ca khúc xuân bất hủ được nhắc nhớ đến tận ngày hôm nay.

Xem tiếp...

Nghệ Sĩ và Đời Sống - Nhạc Sĩ Nguyễn Văn Đông

Trường Kỳ
2006

Nguyễn Văn Đông
Phần 1


Phần 2

Người lính trong nhạc Nguyễn Văn Ðông

Lê Hữu
2008

"Anh như ngàn gió,
ham ngược xuôi theo đường mây..."
(Mấy dặm sơn khê, Nguyễn Văn Ðông)

Nguyễn Văn Đông

Hôm ấy, tôi còn nhớ, một chiều hè năm 1969, chúng tôi ngồi ở một quán nước quen dọc bờ biển Nha Trang. Bên cạnh tôi là H., người bạn học cũ. Ðã lâu lắm chúng tôi mới gặp lại nhau kể từ ngày rời xa mái trường cũ ở một thị trấn miền cao nguyên đất đỏ. H. cho biết anh sắp sửa nhập ngũ, thì giờ rảnh rỗi như thế này sẽ chẳng còn được bao lâu nữa. Anh ta có người yêu ở thành phố biển này. Tôi thì vẫn lang thang trên sân trường đại học, tấm giấy chứng chỉ hoãn dịch trong tay vẫn còn hiệu lực...

Trên mặt bàn là những chai bia đã cạn và câu chuyện cũng đến lúc cạn đề tài. Chúng tôi ngồi im lặng, cùng phóng tầm mắt nhìn ra vùng biển bao la trước mặt, chờ mặt trời lặn để ngắm cảnh hoàng hôn trên bãi biển trong lúc tiếng nhạc bập bùng vọng ra từ một góc quầy.

Người đi giúp núi sông
hàng hàng lớp lớp chưa về, hàng hàng nối tiếp câu thề
giành lấy quê hương...

Xem tiếp...

Đăng Nhập/Xuất