Bài viết
Văn Cao
- Chi tiết
-
Viết bởi Văn Cao
-
Lượt xem: 4323
Văn Cao
1987
Sau Triển lãm Duy nhất 1944 (Salon unique), tôi về ở một căn gác hẹp đầu phố Nguyễn Thượng Hiền. Ba bức tranh sơn dầu của tôi tuy được bày vào chỗ tốt nhất của phòng tranh - nhà Khai Trí Tiến Đức - và được các báo giới thiệu cũng không bán nổi. Hy vọng về cuộc sống bằng hội họa tại Hà Nội không thể thực hiện được. Anh bạn nhường cho tôi căn gác ấy là người đã xuất bản mấy bản nhạc đầu tiên của tôi cũng không nói đến tiền nhuận bút. Tôi chưa bao giờ nhận được tiền nhuận bút về các bản nhạc viết hồi đó dù đã trình diễn nhiều lần ở các tỉnh từ Bắc tới Nam, tôi cũng không nhận được tiền nhuận bút về thơ và truyện ngắn. Đối với những cây bút trẻ, việc đăng báo là một vinh dự, người ta phải mua báo và còn phải mua thêm nhiều tờ để tặng người yêu, tặng bạn thân. Hàng ngày tôi nhờ mấy người bạn họa sĩ nuôi cơm và giúp đỡ phương tiện cho làm việc. Cuộc sống lang thang ấy không thể kéo dài nhiều ngày. Muốn tìm việc làm thì không có chỗ. Hà Nội lúc ấy lại đang đói. Những người bạn nuôi tôi cũng gặp nhiều khó khăn.
Xem tiếp...
- Chi tiết
-
Viết bởi Đinh Cường
-
Lượt xem: 2530
Đinh Cường
1.11.2013
Thời gian qua kẽ tay
Làm khô những chiếc lá
( Văn Cao)

Văn Cao - tranh sơn dầu Đinh Cường, trên canvas 16 x 29 in.
Những ngày này lá ngập
vàng bước chân tôi
những ngày này còi tàu
hụ buồn hơn
trời mù sương
khói phủ, gió lạnh nhiều
Xem tiếp...
- Chi tiết
-
Viết bởi Quỳnh Thuỵ My
-
Lượt xem: 6084
Quỳnh Thuỵ My
17.11.2001
Với công chúng yêu nhạc Việt Nam, Văn Cao là một nhạc sĩ lớn. Cuộc đời ông đã khép lại với hào quang, cay đắng và những nỗi niềm không thể sẻ chia. Sau sáu năm nhạc sĩ Văn Cao qua đời, con trai trưởng của ông đã lần tìm lại quá khứ để tái hiện bức chân dung chân thực về đời và nghiệp của cha mình.
"Văn Cao đời và nghiệp" là quyển hồi ức do hoạ sĩ, nhà thơ Văn Thao thực hiện sẽ ra mắt độc giả trong nay mai. Trong khuôn khổ bài báo này, mời bạn đọc chuyện trò với Văn Thao về công việc biên
Xem tiếp...
- Chi tiết
-
Viết bởi Tuấn Khanh
-
Lượt xem: 2435
Tuấn Khanh
29/8/2015

Câu chuyện đề nghị thu tiền tác quyền của bài Tiến quốc ca ở Việt Nam hiện nay, gợi lên không ít điều phải bàn, liên quan đến danh dự một quốc gia, cũng như của chính tác giả bài hát đó. Tuy chuyện ông Phó Đức Phương, giám đốc Trung bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC), nêu ra có vẻ rất lạ thường, như lại là cơ hội để công chúng được một dịp nhìn thấy mọi góc cạnh của ứng xử, của hiện trạng về bài quốc ca tại Việt Nam.
Xem tiếp...
- Chi tiết
-
Viết bởi Trịnh Công Sơn
-
Lượt xem: 3600
Trịnh Công Sơn
1998
Chỉ là chuyến đi bình thường nhưng đã thành một sự kiện. Nhạc sĩ Văn Cao vào thăm thành phố Hồ Chí Minh và cái thành phố luôn náo nhiệt làm ăn này dường như đang hằng mong đợi ông. Ba buổi biểu diễn nhạc Văn Cao đã được tổ chức cấp tốc ở nhà Văn hóa Thanh niên, đông hết sức chứa, bất kể những cơn mưa tháng bảy...
Nhạc sĩ Văn Cao trở lại Sài Gòn lần này, với tôi, có điều gì đó không giống những năm trước. Sự có mặt của anh bên cạnh ly rượu làm tôi nhớ đến những người đã vắng mặt. Những anh Nguyễn Tuân, Nguyễn Xuân Khoát, Bùi Xuân Phái, Nguyễn Sáng. Những con người tài hoa của nghệ thuật cũng như anh Văn mà có thời tôi đã cùng chia những ly rượu sáng chiều ở Hà Nội cũng như ở Sài Gòn. Cái có, không ở đời là chuyện thường tình của cuộc sống, nhưng cứ mỗi lúc có một cái gì gợi nhớ là không thể không ngậm ngùi. Anh Văn Cao là sự gợi nhớ đó.
Xem tiếp...
- Chi tiết
-
Viết bởi Lê Nguyễn
-
Lượt xem: 348
Lê Nguyễn
10/7/2019

Thời gian trôi nhanh quá, hôm nay đã là kỷ niệm 24 năm ngày mất của nhạc sĩ Văn Cao rồi! Tình yêu của mọi người dành cho ông thật mãnh liệt, nên ông mất đã lâu mà như vừa mới chia tay với chúng ta vào một ngày gần gủi nào. Nhớ ngày được tin ông mất, tôi bần thần suốt cả một tuần lễ, như mình vừa mất một trong những người thân quý trong đời. Trong số những tài năng chói lọi của nền âm nhạc Việt Nam, tôi vẫn dành cho ông sự kính trọng bậc nhất. Tài năng, phẩm cách, số phận hẩm hiu của người nghệ sĩ đa tài, điều gì mang lại cho ta nhiều cảm xúc nhất về ông?
Xem tiếp...
- Chi tiết
-
Viết bởi Nam Dao
-
Lượt xem: 2649
Nam Dao
Tưởng nhớ Văn Cao Bài này đăng trên báo Ðất Việt năm 1986, khi anh đang nằm bệnh, đã tưởng khó qua. Anh lành bệnh, và in tập thơ Lá (nxb Tác phẩm mới, 1988), viết "Voi đã đẻ, gửi đứa con để anh nuôi". Rồi năm 95, anh cũng đã về với cát bụi. Và cát bụi mệt nhoài, trong hoàn cảnh những người làm văn hóa của thế hệ anh.
1.
Ra khỏi nhà anh Lê Ðạt, nắng Hà Nội hầm hập. Nắng đến rát mắt, nắng sáng lóa, nắng lên đỉnh ngọn tre ở nhà quê. Nắng đổ xuống làm ướt nhem nhép nhựa đường lòng phố thành thị. Cả Hà Nội ngủ trưa thì phải. Chỉ còn vài kẻ gò người đạp xe đạp. Mồ hôi ứa ra ướt đẫm nách áo, lưng áo. Dăm ba đưa trẻ ngơ ngác bước ven những căn nhà cũ, bẩn, nhưng vẫn còn chút bóng mát của những cái liếp tre, liếp nứa treo hờ hững. Hơi nóng từ mặt đường nứt nẻ, lỗ chỗ, từ những bức tường gạch xám xịt, loang lổ cứ bốc đến độ khó hít thở một cách tự nhiên.
Xem tiếp...