Phạm Đình Chương

Phạm Đình Chương, những chặng đường âm nhạc

Nguyễn Mạnh Trinh
28.3.2010



Có nhiều người cho rằng thơ phổ nhạc không còn chất thơ nguyên thủy nữa bởi vì nhạc sẽ làm giảm đi cái nét thâm trầm sâu sắc mà thơ phải chuyên chở. Một người chủ trương như vậy là nhà văn Tạ Tỵ. Khi được hỏi về những bài thơ phổ nhạc mà có sự ví von là nhạc chắp cánh cho thơ trong đó có bài “Thương về 5 cửa ô xưa” của ông.

Xem tiếp...

Đêm, Nhớ Trăng Sài Gòn


Thủ bút của nhạc sĩ Phạm Đình Chương

Sau ba năm lưu lạc nơi xứ người, bài thơ Đêm, Nhớ Trăng Sài Gòn của nhà thơ Du Tử Lê sáng tác năm 1978, mang nỗi buồn xót xa của kẻ mất quê hương, nhớ lại hình ảnh xa xưa với bao kỷ niệm đã in sâu trông tâm khảm. Sau giờ tan sở ca hai ở hãng Rockwell International tại Costa Mesa, lái chiếc xe cà rịch cà tang trên đường về nhà giữa đêm trăng thanh gió mát cùng nỗi buồn thê lương nơi đất lạ quê người, thay vì buông tiếng thở dài, nhâm nhi dòng suy tưởng trong ý thơ hiện về “theo bánh xe lăn”. Và, Đêm, Nhớ Trăng Sài Gòn.

Xem tiếp...

40 Năm Âm Nhạc Và Mây

Mai Thảo
Tựa tập nhạc Ly Rượu Mừng, 1989

Ban Thăng Long
Thái Thanh - Hoài Bắc Phạm Đình Chương - Hoài Trung

Thân thiết và sống gần, một thân gần hầu như không có một thời gian nào gián đoạn, và như thế đã ngót 40 năm, tôi nghĩ đã có được một cái thấy khá tỏ tường về con người ngoài đời và con người nghệ thuật của Hoài Bắc Phạm Đình Chương. Hai con người. Hai con người trong một. Đó là một hiện tượng nghệ thuật và là một hiện tượng có thật. Do nơi người nghệ sỹ lúc ở ngoài tiền trường và đứng trước đám đông là sống với một liên hệ đặc biệt, liên hệ này có những quy luật và khi người nghệ sỹ trở về với đòi sống riêng tư, ở xa ánh sáng tiền trường, quy luật không cần thiết nữa. Hoặc là có, cũng không đồng tính, đồng dáng mà khác biệt hẳn. Điểm khác biệt này, do sự khác biệt của môi trường tạo ra và đem tới, tôi đã nhìn thấy ở khá nhiều trường họp nghệ sỹ, qua những tỏ hiện rất trầm trọng. Như giữa hai con người trong một là biên thùy, là vực thẳm. Là chia lìa, là đối nghịch. Đưa tới bất ổn. Tạo thành xung đột cách sống và thảm kịch nội giới. Ở Hoài Bắc Phạm Đình Chưong cái hiện tượng nhị trùng bản ngã và phân tán bản thể ấy tuyệt nhiên không có. Đó là điều tôi rất yêu mến và cũng muốn nói trước hết về ông.

Xem tiếp...

Ly rượu mừng giữa cuộc bể dâu

Tuấn Khanh
29/1/2017


Mùng một Tết Đinh Dậu, trong một buổi chiều xuống, thành phố như tan vào một dấu lặng thanh thản, tôi chợt nghe bài Ly Rượu Mừng của nhạc sĩ Phạm Đình Chương vang lên. Giai điệu như ngọn gió xuân dịu dàng, đáp xuống mái hiên của các ngôi nhà cao tầng, len vào từng căn phòng nhỏ, chảy vào trong tim người giữa mùi hương trầm nhè nhẹ. Ly Rượu Mừng lại vang lên, bất hủ, rót thật đầy vào không khí đón Tết trong lòng người bao thế hệ. Bài hát như nói thay giấc mơ của nước Nam về một tương lai mới, mà con người khát khao biết mấy về một tương lai sẽ được tắm trong tự do và an bình.

“Nhấc cao ly này. Hãy chúc ngày mai sáng trời tự do”

Xem tiếp...

Rót 'Ly rượu mừng' tưởng nhớ nhạc sĩ Phạm Đình Chương

Tiểu Vũ
3/1/2017



Sau 40 năm, lần đầu tiên bài hát “Ly rượu mừng”- một trong những ca khúc xuân kinh điển của cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương được nhiều thế hệ người yêu nhạc yêu thích chính thức được phép phổ biến trong nước. Nhân dịp này, chúng ta cùng ngược thời gian để biết thêm về tác giả và câu chuyện đằng sau ca khúc bất hủ này.

Những ngày đầu tiên của của năm 2017 vừa bắt đầu trôi qua, và có lẽ dư âm của bản nhạc hát Happy New Year do nhóm nhạc huyền thoại Abba trình bày vẫn còn văng vẳng đâu đây trong lòng của nhiều người Việt.

Xem tiếp...

“Ly rượu mừng”, một ca khúc về mùa xuân thuở “sáng trời tự do”

Huỳnh Duy Lộc
2/1/2017



Báo Thanh Niên Online ngày 1 tháng giêng năm 2017 có bài viết “Tiết lộ vì sao ca khúc ‘Ly rượu mừng’ bị cấm hát 40 năm” của Ngữ Yên giải thích vì sao ca khúc “Ly rượu mừng” của nhạc sĩ Phạm Đình Chương bị cấm hát trong nước từ năm 1975 tới đầu năm 2016, chỉ trước Tết Bính Thân vài tháng: “Nó đã từng bị cấm hát trong suốt 40 năm. Trong khi, trước lệnh cấm, theo nhà báo Nguyên Minh, đó là bài hát cực kỳ phổ biến ở miền Nam. Ca khúc phổ biến đến mức, cứ có xuân là phải có Ly rượu mừng…

Xem tiếp...

Ôi! những người khóc lẻ loi một mình!

Trần Thị Bông Giấy
10.1991

(Bài đăng lần đầu trên báo Yêu số tháng 9/1991 của Đỗ Vẫn Trọn ở San Jose, California, tưởng niệm Phạm Đình Chương. Viết theo lời yêu cầu của cố thi sĩ Hoàng Anh Tuấn.)

Phạm Đình Chương

Một ngày giữa tháng 8/1991, chợt đọc thấy trên báo cái tin Phạm Đình Chương vừa mới từ trần, trái tim tôi chợt như thắt lại trong một thoáng bàng hoàng xúc động. Hình ảnh người nhạc sĩ cao gầy với giọng nói Hà Nội trong một lần gặp đã xa bỗng trở về nhanh trong trí. Cái kỷ niệm từ lâu nằm im một góc khiêm nhường trong ký ức, bấy giờ bất ngờ rõ ra trên từng nét. Trong cùng lúc, cơ hồ những giòng nhạc trữ tình của anh vang dội bên tai làm gợi nhớ cả một thời tuổi trẻ thắm tươi.

Xem tiếp...

Lời Bàn Mới

  • CÒN THOÁNG CHIÊM BAO
    Lâm Nguyễn 24.02.2024 17:12
    Cảm ơn admin đã tải lên album này, chiếc cầu nối đưa tôi biết đến ngôn từ và giai điệu tuyệt đẹp của ...
     
  • LỜI RU TRONG MƯA
    Thông-Tin 08.09.2023 11:49
    Đã sửa, giờ nghe được rồi.
     
  • LỜI RU TRONG MƯA
    2gether 06.09.2023 22:30
    Hi Admin Album này không nghe được.... Plz......
     
  • TÌNH KHÚC NGÔ THỤY MIÊN
    Thông-Tin 25.08.2023 18:23
    Cám ơn bạn. Lỗi đã sửa, album giờ nghe được hết .
     
  • PHẠM MẠNH CƯƠNG 18
    Thông-Tin 25.08.2023 18:21
    Cám ơn bạn đã cho hay . Bài này không có mp3 .

Đăng Nhập/Xuất