3.1 Cải Lương

Vọng Cổ Hài : Thiếu cả người viết lẫn người ca

Lê Phước
15.6.2013



Trong làng vọng cổ, không chỉ có những bài ca mùi với những chuyện tình lâm ly bi đát làm rơi nước mắt, mà người mộ điệu có khi cười ra nước mắt với những bài vọng cổ vui nhộn thường được gọi là "Vọng cổ hài". Một vở cải lương dài mà cứ khóc than hoài thì cũng không được. Bên cạnh cái mùi, cải lương cũng cần cái hài.



Xem tiếp...

Nghệ sĩ Diệu Hiền : Đệ nhất đào võ sân khấu cải lương

Lê Phước
20.4.2013



Trên sân khấu cải lương miền Nam, tài năng ca diễn của một số nghệ sĩ đã mang đến cho họ những mỹ danh bất tử, mà mỗi khi nhắc đến mỹ danh này, thì người ta không thể nghĩ đến một nghệ sĩ nào khác. Như danh hiệu "vua ca vọng cổ" thì dành cho Út Trà Ôn, "Nữ vương Sầu Nữ" dành cho Út Bạch Lan, "Nữ hoàng sân khấu" dành cho Thanh Nga ...

Diệu Hiền
Diệu Hiền và soạn giả Viễn Châu

Trong những thập niên 1960, đã xuất hiện một phong cách ca diễn cũng tạo được "thương hiệu" riêng cho mình, đó là nữ nghệ sĩ Diệu Hiền. Với lối ca diễn mạnh mẽ rất « võ tướng », Diệu Hiền có thể được xem là "Đệ nhất đào võ của sân khấu cải lương".

Xem tiếp...

Lãng du cùng bài vọng cổ "Cô bán đèn hoa giấy"

Lê Phước
26.1.2013



Thanh Hương
Đệ nhất nữ danh ca Thanh Hương

Nếu "Tình anh bán chiếu" được mệnh danh là bài "vọng cổ vua" ở miền nam, thì "Cô bán đèn hoa giấy" có thể được xem là "bài vọng cổ hoàng hậu". Như một định mệnh, bài "Tình anh bán chiếu" gắn liền với tên tuổi của "Đệ nhất nam danh ca vọng cổ" Út Trà Ôn, còn "Cô bán đèn hoa giấy" thì lại là bài để đời của nữ nghệ sĩ Thanh Hương, người giữ danh hiệu "Đệ nhất nữ danh ca vọng cổ ".

Xem tiếp...

Bài vọng cổ vua : Tình anh bán chiếu

Lê Phước
24.11.2012



Út Trà Ôn và Viễn Châu (ảnh do NSND Viễn Châu cung cấp)
Út Trà Ôn và Viễn Châu

Dù ghiền hay không ghiền vọng cổ, ở miền Nam hễ nhắc đến vọng cổ thì người ta nghĩ ngay đến Tình Anh Bán Chiếu, tới Út Trà Ôn và tới Viễn Châu. Đây là một bài ca ngoại hạng của làng vọng cổ, ngoại hạng vì nó được xem như bài phổ biến nhất trong tất cả các bài vọng cổ, và đặc biệt là vì bài ca này đã đưa hai người lên ngôi báu: "Vua ca vọng cổ Út Trà Ôn" và "Vua viết lời vọng cổ Viễn Châu".

Xem tiếp...

Tấn Tài : Vị hoàng đế có giọng ca liêu trai

Lê Phước
22.8.2012



Sân khấu cải lương thời hoàng kim đã tạo nên một phong trào "trăm hoa đua nở" với sự thành danh của nhiều nghệ sĩ bậc thầy. Cái đặc sắc nhất của các nghệ sĩ thuộc thế hệ này, là dù tất cả đều hay, đều nổi tiếng, đều được khán giả ái mộ, nhưng lạ thay, từ giọng ca đến phong cách biểu diễn, không ai trùng lắp với ai.



Đặc biệt là giọng ca, khi nghệ sĩ vừa cất giọng, dù chưa nhìn thấy mặt, thì người mộ điệu cũng lập tức biết ngay đó là giọng ca của nghệ sĩ nào. Trong những giọng ca đặc sắc đó có giọng ca liêu trai của "Hoàng đế đĩa nhựa" Tấn Tài. Với giọng ca ngọt nhẹ và kiểu nhấn nhá rất đặc trưng, giọng ca Tấn Tài đã tạo được một trường phái ca cổ riêng trong làng sân khấu cải lương. Đến giờ phút này, giọng ca và lối ca của Tấn Tài vẫn thuộc hàng "độc bộ thiên hạ".

Xem tiếp...

Ngọc Giàu : Viên kỳ ngọc của làng sân khấu cải lương

Lê Phước
15.8.2012



Trong làng cải lương, mỗi nghệ sĩ có sở trường riêng: có người nổi tiếng với vai ác, có người chuyên trị vai hiền, có người thiên bẩm vai mùi, có người chỉ hợp với loại vai hài hước. Nhưng thỉnh thoảng có một vài nghệ sĩ thành công với hầu hết tất cả các loại vai. Trong đó, đứng đầu có lẽ là cô Ngọc Giàu, người được mệnh danh là "nghệ sĩ đa năng" của sân khấu cải lương.

Ngọc Giàu
Nghệ sĩ Ngọc Giàu có chất giọng thiên phú "lụa trải nhung căng" (DR)

Nghệ sĩ Ngọc Giàu tên thật là Phong Thị Ngọc Giàu, sinh năm 1945, trong một gia đình lao động nghèo ở Thủ Thiêm (Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh). Ký ức tuổi thơ của Ngọc Giàu là những chuỗi ngày bần hàn, cơ cực. Mê ca hát nên những lúc rảnh rỗi cô bé Ngọc Giàu thường học ca vọng cổ qua đài phát thanh. Mới bảy tám tuổi đầu, Ngọc Giàu đã phải đi làm thuê làm mướn, ca hát giúp vui để chủ bán hàng. Năm lên 9 tuổi, cô cùng anh trai mình gia nhập một nhóm sơn đông mãi võ nhào lộn, phụ bán thuốc để nuôi sống gia đình.

Xem tiếp...

Điều kỳ diệu của bài vọng cổ

Lê Phước
8.8.2012



Út Trà Ôn

Trong nghệ thuật sân khấu cải lương Nam Bộ, có nhiều mỹ danh gắn liền với những nghệ sĩ tài hoa: Vua ca vọng cổ Út Trà Ôn, Vua ca vọng cổ hài Văn Hường, Vua xàng xê Minh Chí, Hoàng đế đĩa nhựa Tấn tài, Nữ vương sầu nữ Út Bạch Lan, Nữ hoàng sân khấu Thanh Nga, Nữ hoàng kiếm hiệp Mỹ Châu... Đối với tất cả các nghệ sĩ thành danh này, một trong những thước đo chính để trao vương miện cho họ chính là tài năng ca vọng cổ. Nói cách khác, trên sân khấu cải lương, bản vọng cổ được xem là bài bản "xương sống". Ra đời cách đây hơn 90 năm, đến hiện tại dù cải lương đang hồi khó khăn, nhưng bản vọng cổ dường như vẫn khỏe mạnh và tiếp tục phát triển. Vì sao thế? Bởi vì bản vọng cổ có những điều kỳ diệu của nó.

Xem tiếp...

Viễn Châu, soạn giả ngoại hạng của sân khấu cải lương

Lê Phước
1.8.2012

Trong lịch sử hình thành và phát triển hơn 90 năm của sân khấu cải lương, có một nghệ sĩ có đến 70 năm cống hiến với những thành công rực rỡ trong cả hai lĩnh vực : đàn và sáng tác lời vọng cổ. Ông cũng chính là người góp phần to lớn cho thành công của đại đa số nghệ sĩ cải lương thời hoàng kim. Đó chính là soạn giả Viễn Châu - danh cầm Bảy Bá.



Soạn giả Viễn Châu
Soạn giả Viễn Châu

Đệ nhất thập lục huyền cầm

Nhắc đến ông, trước tiên là nhắc đến người được mệnh danh "Đệ nhất thập lục huyền cầm" Bảy Bá. Trong những năm 1960, thời vàng son của sân khấu cải lương, có một bộ ba đờn cổ nhạc được mệnh danh là "Tam hùng" bao gồm : Năm Cơ đàn sến, Văn Vĩ đàn guitar phím lõm và Bảy Bá đàn tranh. Đến hiện tại, chưa thấy có tay đờn nào vượt qua được bộ ba kiệt xuất này.

Xem tiếp...

Mỹ Châu: Đa sầu, trầm lạnh

Thanh Hiệp
27/06/2012

Dù “chuyên trị” vai đa sầu nhưng với phong cách ca diễn lạnh lùng, một dạo NSƯT Mỹ Châu phải hứng chịu nhiều lời đồn đoán không hay, kiểu: “Do thất tình Minh Vương, Minh Phụng mà cô ấy không bao giờ cười lúc diễn”…


NSƯT Mỹ Châu (giữa) cùng chị và mẹ năm 1967 (Ảnh do nhân vật cung cấp)

NSƯT Mỹ Châu là một trong số ít nghệ sĩ (NS) luôn khiến khán giả có cảm giác về sự huyền bí trong cuộc đời và cả giọng ca. Khoảng cách mà Mỹ Châu tạo dựng giữa mình với khán giả, theo bà, không phải là kiểu cách ngôi sao. “Tôi luôn ý thức mình là người của công chúng nên phải chỉnh tề khi xuất hiện” - bà giải thích.

Xem tiếp...

Nỗi lòng của cô đào cải lương Thanh Thủy

Ngành Mai
8.6.2012

Cô đào tài sắc Thanh Thủy với hai khả năng: Ðàn tranh và diễn viên sân khấu. Yêu thích và nhiệt tình với sân khấu cải lương, nhưng khổ nỗi là vào nghiệp cầm ca ở thời kỳ mà bộ môn nghệ thuật này lâm vào cảnh khủng hoảng trầm trọng, và dần dần đưa đến kiệt quệ.


Nữ nghệ sĩ Thanh Thủy. (Hình: Bộ sưu tập của Ngành Mai)

Xem tiếp...

Lời Bàn Mới

  • CÒN THOÁNG CHIÊM BAO
    Lâm Nguyễn 24.02.2024 17:12
    Cảm ơn admin đã tải lên album này, chiếc cầu nối đưa tôi biết đến ngôn từ và giai điệu tuyệt đẹp của ...
     
  • LỜI RU TRONG MƯA
    Thông-Tin 08.09.2023 11:49
    Đã sửa, giờ nghe được rồi.
     
  • LỜI RU TRONG MƯA
    2gether 06.09.2023 22:30
    Hi Admin Album này không nghe được.... Plz......
     
  • TÌNH KHÚC NGÔ THỤY MIÊN
    Thông-Tin 25.08.2023 18:23
    Cám ơn bạn. Lỗi đã sửa, album giờ nghe được hết .
     
  • PHẠM MẠNH CƯƠNG 18
    Thông-Tin 25.08.2023 18:21
    Cám ơn bạn đã cho hay . Bài này không có mp3 .

Đăng Nhập/Xuất