Học Trò

Vài cảm nghĩ về phương pháp soạn nhạc của nhạc sĩ Lê Uyên Phương

Học Trò
1/1/2019

Tình yêu không phải là sự thêu dệt của trí năng,
không sống trong tình yêu,
người ta không thể viết tình ca được.\
Lê Uyên Phương, trích từ truyện ngắn “Cha, con và biển”,
sách
“Không có mây trên thành phố Los Angeles”



Tiếp tục mạch suy nghĩ trong một tiểu luận trước với tựa đề “Giải mã lề lối soạn nhạc qua dòng nhạc Trịnh Công Sơn”, tôi bèn dành thời gian nghe lại các bài nhạc của cố nhạc sĩ Lê Uyên Phương (xin được phép viết tắt là LUP) mà tôi sưu tầm bấy lâu. Tôi tìm ra vài chi tiết mới, rất đặc trưng của phong cách soạn nhạc LUP, bèn thử viết chúng xuống tiểu luận này để chia xẻ cùng bạn đọc.

Xem tiếp...

Giải mã lề lối soạn nhạc qua dòng nhạc Trịnh Công Sơn

Học Trò
26/12/2018

Bất kể nhạc đề đơn giản hay phức tạp, hoặc có ít hay nhiều nét đặc trưng,
ấn tượng sau cùng của một khúc điệu không lệ thuộc vào hình dáng sơ khai,
mà vào cách xử lý và phát triển của nhạc đề ấy.
Arnold Schoenberg

Chẳng biết từ bao lâu rồi, tôi rất muốn sáng tác cho được một bản nhạc. Tôi đi tìm sách nhạc để học, nghe nhạc, thậm chí mon men phân tích nhạc, mục đích cũng là để nắm vững hoàn toàn cách viết một bài nhạc chỉnh chu.

Xem tiếp...

Cuối năm, nghe lại nhạc Carpenters

Học Trò
20.12.2019




Như thông lệ, tôi nghỉ phép hai tuần cuối và đầu năm để nghỉ xả hơi, cùng gia đình và dân Mỹ Mừng Thiên Chúa Giáng Sinh và ăn Tết Tây. Đây cũng là dịp để kiểm điểm lại tài sản âm nhạc, và nếu đủ hứng khởi thì ghi xuống một hay hai tản mạn. Năm nay trời thương, không những tôi tìm ra ông thầy đích thực - nhạc sư Arnold Schoenberg - mà tôi đã đề cập trong một bài viết gần đây (12/2018), tôi còn được dịp nghe lại ban nhạc Carpenters với một CD mới toanh, âm thanh tuyệt hảo.

Xem tiếp...

Tản mạn về những tình khúc Dương Đình Hưng

Học Trò
13/7/2018

DuongDinhHung

“Dù cho chỉ sống một giây,

Máu còn luân chuyển, tim này còn yêu”
(Dương Đình Hưng)

Đó là hai câu thơ chú Hưng đọc lại cho tôi nghe trong lần ông sang Cali gần đây (tháng Sáu 2018) để tham gia đêm nhạc “Áo Trắng với Cung Đàn”. Đêm nhạc do Câu-Lạc-Bộ Văn-Nghệ Viện Việt-Học tổ chức, với mục đích “giới thiệu những dòng nhạc mới của 5 Bác Sĩ người Việt Hải Ngoại.” Vâng, xin phép được “bật mí” cùng bạn đọc của “Học Trò”, rằng ông Hưng là chú ruột tôi - mà chính tôi cũng chỉ mới khám phá ra hai năm gần đây, là ngoài công việc chính là bác sĩ (đã nghỉ hưu), ông còn là một người sáng tác nhạc nữa. Ông và tôi đã có một dịp trò chuyện khá lý thú khoảng ba giờ đồng hồ ở một tiệm café Starbuck. Với hai câu thơ ông đọc tôi nghe, tôi càng tin 100% tại sao tôi không thể sáng tác nhạc được. Tôi chỉ có thể là một “blog sĩ” mà thôi, vì tôi không có đủ “lửa”, không có một con tim nhạy cảm để có thể yêu cuồng nhiệt, say đắm tới độ bật ra những câu thơ, những câu nhạc như những thi sĩ, nhạc sĩ được. Tôi bèn tận dụng lần gặp gỡ hiếm hoi này (chú ở Virginia, còn tôi ở California) để “phỏng vấn” chú, hy vọng chú “bật mí” những yếu tố đã khiến chú viết nhạc, làm thơ được phổ nhạc, viết lời Việt cho nhạc ngoại, tổng cộng gần 100 bài.

Xem tiếp...

Những cảm nhận tiếp nối về nhạc Paul Mauriat

Bạn,

Lại thêm một năm trôi qua, tôi chẳng nghe hay khám phá gì được nhạc mới Việt cũng như Anh Pháp. Cũng có những ngôi sao chợt "xẹt" qua, như cô Adele, hay vài bài nhạc Pháp trữ tình thỉnh thoảng bắt gặp trong các chương trình tối thứ Bảy như "Hier Encore" hay "Les Annés Bonheurs" của TV5Monde (mà tôi đặt mua cable để tập nghe tiếng Pháp hằng ngày.) "Có lẽ tới một tuổi nào đó thì người ta không còn nghe nhạc hát nữa chăng", là lý do để tôi biện minh cho việc nghe nhạc Paul Mauriat dầm dề suốt ba bốn năm nay, và vẫn chưa chán?



Xem tiếp...

Paul Mauriat, người giữ gìn "niềm vui sống" của các ca khúc Pháp và thế giới

Hiệp Dương
2.10.2013

Bạn thân mến,

Trong một bài viết trước ( Những kỷ niệm về nhạc Paul Mauriat) tôi đã có dịp nhắc đến người nhạc sĩ tài hoa, đa dạng của âm nhạc Pháp quốc, đó là nhạc trưởng của ban đại hòa tấu mang tên ông, Le Grand Orchestre de Paul Mauriat. Trong danh sách nhạc trên 1000 bài của ông soạn, có một mảng không nhỏ, gần trên dưới hai trăm bài, là những bài nhạc Pháp từ thời 1940-50 như Comme d'habitude, La vie en rose, và nhất là những bài nhạc nay đã trở thành bất tử của những năm từ 1965 đến 1980, như Une belle histoire, Après toi, Tu te reconnaitras, v.v. Vì quá khâm phục sức sáng tạo và tận tụy của ông và cũng để chia xẻ với bạn đọc những suy gẫm riêng tư, tôi viết thêm một bài bổ sung cho bài viết trước, gồm những tiểu mục nho nhỏ về những bài hòa tấu tuyệt vời của ông.



Xem tiếp...

Nghe 37 bài nhạc Pháp với bản dịch Anh ngữ

Học Trò
6.2012

Bạn,



Nghe nhạc Pháp hay mà còn hiểu được nghĩa thì quá thích thú, chỉ tiếc là tôi không sinh sống ở một nơi nói tiếng Pháp như Paris, Quebec, hay Bruxelles. Thôi thì ráng dòm người ta dịch từ tiếng Pháp qua tiếng Anh vậy, để học hỏi thêm chút chút mớ tiếng Pháp ít ỏi của mình. Mời bạn cùng nghe và xem 37 bài nhạc Pháp sau đây, do một mạng nhân tên là "frenchrescue" tốn công làm videos.

Xem tiếp...

Laura Pausini - In Assenza Di Te và câu chuyện đi tìm nhạc của tôi

Học Trò
26.4.2012

Bạn,

Cả hai tuần nay tôi cứ nghe đi nghe lại bài hát In Assenza Di Te do nữ ca sĩ kiêm nhạc sĩ Laura Pausini và một danh ca Ý khác là Gianni Morandi. Nghe đi nghe lại mà không chán. Có cái gì đó rất "pop", rất lãng mạn, sang cả trong giai điệu cũng như trong cách trình bày bài nhạc. Đây là video:



Gianni Morandi là một superstar nhạc của Ý, từ thập niên 60 và 70, ông năm nay cũng gần 70 tuổi rồi, nhưng xem video cũng còn rất phong độ và hát rất hay. Laura Pausini thì còn trẻ lắm, chưa tới 40 tuổi, nhưng cách đây hơn 10 năm đã có CD The Best of Laura Pausini rồi, quả thật là tuổi trẻ tài cao.

Xem tiếp...

Đăng Nhập/Xuất