Hoàng Dương
- Chi tiết
-
Nguyễn Thị Minh Châu
-
Lượt xem: 4524
Nguyễn Thị Minh Châu
9/2010
Trữ tình, đầy khát vọng - những gì tôi cảm nhận được từ nhạc không lời của ông lại chẳng mấy ăn nhập với hình ảnh chú Hoàng Dương trong đời thường mà tôi lưu trữ trong bộ nhớ của mình từ mấy chục năm trước.
Thời con nít, tôi quen thấy ông - thân phụ của một bạn cùng lớp - trong vị thế của ông bố uy quyền và ông thầy nghiêm nghị. Cái uy, cái nghiêm giống như chiếc áo giáp kiên cố đã che kín con người đa sầu đa cảm. Ông bố khắt khe có thể thẳng tay "đi một bài quân sự" bằng roi vọt để đặt con cái vào khuôn phép hóa ra lại thuộc loài "cá chuối đắm đuối vì con". Ông bố "cá chuối" sau khi chia tay con trai ở Matxcơva đã khóc sướt mướt và suốt thời gian trên tàu về nước ngày nào ông cũng sụt sùi viết thư cho con, tàu dừng ga nào cũng bỏ thư cho con căn dặn đủ thứ tỉ mỉ như một bà mẹ hay lo và mau nước mắt.
Xem tiếp...
- Chi tiết
-
Trần Hữu Ngư
-
Lượt xem: 5242
Trần Hữu Ngư
Nhắc đến nhạc tiền chiến, người nghe vẫn không bao giờ quên nhạc phẩm Tiếc thu của nhạc sĩ (NS) Hoàng Dương, bài hát này đã "mất tích" từ lâu. Bỗng một ngày cuối thu, tình cờ tìm thấy Tiếc thu trong một CD cũ với giọng hát Lệ Thu: "Chiều tàn mây thu man mác buồn vương...". Bài nhạc buồn và người NS ngày ấy - bây giờ thổ lộ đôi điều về Tiếc thu...
- Nhạc phẩm Tiếc thu ngày ấy và tác giả Hoàng Dương bây giờ ?
- Đó là câu chuyện về cả cuộc đời... (Im lặng) ! Ngày ấy, khoảng mùa thu năm 1945 tôi cùng với hai người bạn đi chơi thăm chùa Thị Cấm (nay thuộc xã Xuân Phương, Từ Liêm, Hà Nội) gặp một cơn mưa gió bão bùng, mịt mờ trời đất. Cả ba chúng tôi trú dưới hiên chùa... rồi cùng nhau thổn thức, hát Giọt mưa thu. Những kỷ niệm ấy đã đeo đẳng theo tôi suốt 9 năm trời, để sau cùng Tiếc thu ra đời. Còn Hoàng Dương bây giờ... (ngừng một lát...). Nói về mình thật là điều thiếu tế nhị, nhưng để trả lời anh tôi cũng mạnh dạn bộc bạch đôi điều, là từ sau những ca khúc thuở ấy, tôi ngày càng đi sâu và cảm thấy âm nhạc thật mênh mông vô tận.
Xem tiếp...
- Chi tiết
-
Nguyễn Đình Toàn
-
Lượt xem: 4922
Nguyễn Đình Toàn
Nhạc sĩ của chúng ta có rất nhiều họ Hoàng: Hoàng Dương, Hoàng Giác, Hoàng Trọng, Hoàng Nguyên....
Ba người trước gần như xuất hiện cùng một lượt, riêng Hoàng Nguyên muộn hơn một chút, nhưng cũng vẫn trong thập niên 45-55, thời kỳ rực rỡ của nền tân nhạc Việt Nam.
Nhớ lại, trong một chương trình Đố Vui Để Học ở Sài Gòn trước 75, thầy Cao Thanh Tùng có hỏi các thí sinh một câu liên quan đến nhân vật lịch sử Cao Thắng, sau khi nghe trả lời, ông đã nói thêm: "Họ Cao vốn nhiều người có tài".
Như thế bên cạnh họ Cao chúng ta có thể kể thêm họ Hoàng nữa.
Xem tiếp...