3.2 Hát Bội & Bài Chòi

Bài Học Lịch Sử Về Hòa Giải Hòa Hợp Trên Sân Khấu Bài Chòi

Thanh Thảo
19.5.2013

Câu chuyện cảm động giữa Võ Tánh và Trần Quang Diệu trong cuộc công hãm thành Quy Nhơn cách đây hơn hai trăm năm đã lần đầu tiên được đưa lên sân khấu ca kịch bài chòi bởi Đoàn dân ca kịch Bình Định.

Kịch bản thơ của Văn Trọng Hùng được viết một cách chắt chiu và sâu sắc. Đạo diễn - NSND Hoài Huệ được coi là một đạo diễn biết tìm tòi cách thể hiện sự khác biệt để không vở diễn nào giống vở diễn nào.

Dàn diễn viên của Đoàn dân ca kịch Bình Định gồm nhiều diễn viên có tài và có kinh nghiệm, họ muốn thể hiện chiều sâu tư tưởng của vở diễn bằng kỹ năng diễn viên nhuần nhuyễn của mình.


Cõi thiên đàng, Võ Tánh và Trần Quang Diệu thành đôi bạn tri kỷ
(cảnh trong vở Khúc ca bi tráng) - Ảnh: Đào Tiến Đạt

Xem tiếp...

Đời nghệ sĩ [2]: Nghệ sĩ Hữu Thoại: Nghề này bạc lắm

Quang Thi
5.9.2012

TT - Nghệ sĩ Hữu Thoại (1911-1976) là nghệ sĩ hát bội vang danh một thuở với những tên tuổi như Minh Tơ, Thành Tôn, Ba Út, Năm Ðồ, Khánh Hồng, Huỳnh Mai...

Sinh thời, NSND Thành Tôn từng nói: "Trong nghề này tôi không ngán một ai, chỉ nể anh Hai Thoại".

Nghệ sĩ Hữu Thoại
Nghệ sĩ Hữu Thoại

Nghệ sĩ Hữu Thoại (1911-1976) là nghệ sĩ hát bội vang danh một thuở với những tên tuổi như Minh Tơ, Thành Tôn, Ba Út, Năm Đồ, Khánh Hồng, Huỳnh Mai... Sinh thời, NSND Thành Tôn từng nói: "Trong nghề này tôi không ngán một ai, chỉ nể anh Hai Thoại".

Xem tiếp...

Đời nghệ sĩ [1]: Ba tôi - NSND Thành Tôn

NSƯT Thành Lộc - Quang Thi ghi
4.9.2012

TT - NSND Thành Tôn (1917-1997) là một tên tuổi lớn của sân khấu hát bội. Trong ký ức của NSƯT Thành Lộc, hình ảnh cha anh luôn toát lên một nhân cách khẳng khái, trượng nghĩa, lúc nào cũng sống chết với nghề.


Thành tôn
NSND Thành Tôn - Ảnh tư liệu

Ba tôi vốn xuất thân từ đất Vĩnh Long, ông cố là Nguyễn Văn Sĩ, ông nội là Nguyễn Văn Luông, thân phụ là Nguyễn Văn Nở (bầu Nở) đều là nghệ sĩ hát bội. Tính ra ba tôi là đời hát bội thứ tư. Những người con của ông sau này như tôi (NSƯT Thành Lộc), Bạch Long, Bạch Lê, Bạch Lý... đều là nghệ sĩ thành danh ở lĩnh vực khác.

Xem tiếp...

Bảo tồn nghệ thuật cổ ca Hát Bội phải là một quyết tâm

Trịnh Thanh Thủy
29.11.2011

Nhắc đến Hát Bội, Hát Bộ hay Hát tuồng, trong ký ức thời thơ ấu của tôi còn ghi lại, mỗi lần theo cha mẹ đi coi hát là mỗi lần sợ hãi, kinh hoàng. Tiếng chiêng trống, những bộ mặt dữ tợn đen xì, đỏ gay của mấy ông tướng cùng cờ quạt phất phới gắn đầy người, làm con bé nhát gan như tôi vừa thấy là khóc thét lên. Lớn lên chút, Hát Bội chỉ còn là hình ảnh những bộ trang phục sặc sỡ treo tòn teng gần cửa sổ căn gác ngôi đình đối diện rạp hát Văn Cầm, gần nhà tôi. Thời tiểu học, ngày hai buổi đi về trường Võ Tánh trên đường Võ Di Nguy, tôi hay đi ngang qua ngôi đình có gánh Hát Bội thường xuyên diễn ở đấy. Tôi thường say mê nhìn lên khung cửa đó, nơi có các đào kép hát ngồi trang điểm hay vẽ mặt cho nhau. Phấn son trên gương mặt các cô đào trong tuồng hát ngày nào một phai mờ theo bụi thời gian đến khi tôi ra tới hải ngoại, môn nghệ thuật cổ truyền này chỉ còn trong trí tôi là những tiếng "ư ư ử ử" đầy ấn tượng.



Xem tiếp...

Nỗi niềm hát bội

Nguyễn Thị Hàm Anh

Hát bội từ xưa độc quyền trên sân khấu, sau dần dần bị cải lương, kịch, phim ảnh thay thế. Hoạt động của hát bội trở nên ngày càng thu hẹp.

Về sau được xếp là di sản văn hóa nên đoàn hát bội thành phố được thành lập. Ðoàn nhận được sự tài trợ của nhà nước nên có nhiều thay đổi. Y trang, đạo cụ, phông màn đều mới mẻ. Quần áo may bằng hàng nhung, gấm, phông cảnh nước sơn sáng sủa.
  

Nghệ sĩ hát bội ngày nay không nuôi nổi bản thân mình. (Hình: Hàm Anh/Người Việt)

Xem tiếp...

Tiến trình phát triển của bài chòi : Phần IV: Những lá bài và kết quả của sự giao thoa văn hóa Việt – Chăm

Nguyễn Lệ Uyên
17.6.2008

Khi cầm bộ bài chòi 27 lá trên tay, nhiều người vẫn băn khoăn tự hỏi rằng: hình vẽ trong các lá bài là biểu tượng của những con gì, vật gì? Hay đó chỉ là những nét vẽ nguệch ngoạc, vẽ cho có chuyện để phân biệt giữa lá này và lá khác, bỡi "nét bút không bí hiểm vì cố nói những ý nghĩ cao xa, mà là vì không đủ sức để nói lên một ý nghiã nào" (Võ Phiến, Tập san Tân Văn, số 1, SG 1968).

Một giả thiết khác được ông Tạ Chí Đại Trường đưa ra, căn cứ trên sự phát triển văn hoá cho riêng từng khu vực và các khu vực với nhau: "... đối chiếu các điểm tròn, các hình như khúc dồi cấu tạo nên các chữ số của văn minh Maya với các nút tròn của bộ bài chòi, ta thấy có một chút hơi hướng tương quan. Có phải khi văn minh Trung Mỹ sụp đổ vì bọn Conquistador, và trước đó xa lắc xa lơ, Trung Hoa tách đi theo một đường lối trang trí dồi dào đường nét uyển chuyển hơn thì một ít kiểu mẫu vẫn còn lại trên bán đảo Đông Dương để tiếp đề tài cho người thợ vẽ vụng dại miền quê Bình Định nguyệch ngoạc trên các lá bài không?" ( Tạ Chí Đại Trường, Bài chòi ở Bình Định, Tập san Sử Địa số 5, SG 1967).

Xem tiếp...

Tiến trình phát triển của bài chòi : Phần III: Đánh bài chòi

Nguyễn Lệ Uyên
15.6.2008

Trong dân gian, có câu gian ca mà hẳn những người sành điệu ngày trước ai cũng thuộc, vì đó là câu hát dành nói về họ:

Làm trai biết đánh tổ tôm
Mê ngựa Hậu Bổ xem nôm Thúy Kiều.

Còn học giả Đào Duy Anh thì nói: Ở nhà quê người ta thường hay đánh bài tam cúc, đánh bất, đánh chắn, đánh chẵn lẻ, đánh quay đất, đánh thò lò. Những lối cờ bạc đông người thì có xóc đĩa, hốt me (Đường Trong) hay đánh thán (Đường Ngoài), nhất lục.v.v. Còn đánh thai và đánh thơ cũng là cách đánh bạc đông người, nhưng có tánh chất tao nhã mà chỉ những người văn học mới chơi được" (Đào Duy Anh, Việt Nam Văn Hóa Sử Cương, NXB Bốn Phương, SG 1951).

Trong số những môn giải trí còn được phân biệt theo đẳng cấp. Có môn thanh cao, tao nhã, có môn hạ tiện. Môn giải trí của bậc vương giả và của đám tiện dân không thể ngồi chung chiếu. Đó là cách hiểu theo cái nhìn từ con mắt của những người ở chiếu trên. Người bình dân ít học thì không thể đánh thơ, thả thơ như các nhân vật của nhà văn Nguyễn Tuân. Nhưng ngược lại, cụ Nguyễn Du đang đêm có thể lén qua bên kia sông hát ví, hát dặm với các thôn nữ.

Xem tiếp...

Tiến trình phát triển của bài chòi : Phần II: Sân khấu bài chòi

Nguyễn Lệ Uyên
13.6.2008

Cách giải trí và những sinh hoạt đơn điệu của bài chòi ban đầu chỉ có thể giữ một vai trò nhất định trong một thời gian nhất định. Đã đành, ảnh hưởng của nó đối với quần chúng là rất lớn, không thể phủ nhận. Song muốn tồn tại, không để bị quần chúng quay lưng khước từ, thì buộc nó phải tìm phương cách cải tiến, cách tân để phù hợp với nhu cầu thẩm mỹ và thưởng thức của quần chúng đòi hỏi ngày một cao. Trong chiều hướng này, đồng thời với việc phát triển không ngừng của xã hội, bắt buộc bài chòi cũng phải thay đổi theo cả hình thức lẫn nội dung. Chính điều này đã buộc các nghệ nhân phải tập hợp lại thành từng nhóm, lập bầu gánh riêng để lưu diễn. Cũng có đào kép, có tuồng tích bài bản hơn trước thay vì chỉ có vài người hô theo kiểu "tài tử" cho nhiều người nghe trước kia. Có sự tập hợp riêng lẻ, thế tất phải có sự phân ly, cạnh tranh giữa các gánh, đoàn về mặt nội dung và nghệ thuật, nhằm đạt giá trị cao hơn; để từ đó tự bản thân các nhóm, các gánh có sự sáng tạo trong cung cách diễn xuất ở cả hai mặt nội dung lẫn hình thức.

Xem tiếp...

Tiến trình phát triển của bài chòi : Phần I: Hô bài chòi

Nguyễn Lệ Uyên
8.6.2008

Trong bài chòi được phân chia thành hai phần riêng biệt: Hô bài chòi và đánh bài chòi. Tuy nhiên hô hay đánh bài chòi thì cái nào xuất hiện trước, cái nào xuất hiện sau? Vấn đề này cũng có nhiều ý kiến trái ngược nhau và cũng từng gây nhiều tranh luận.

Theo chúng tôi, trong quá trình phát triển, khi các lưu dân trên đường xuôi nam, để giảm bớt nỗi nhọc nhằn đường xa thì không thể vừa đi vừa bày ra trò chơi, mà chỉ có thể xảy ra trong những lúc dừng chân nghỉ ngơi. Trong khi đó, họ có thể vừa đi vừa kể chuyện, hát hô. Nghĩa là hát hò hoàn toàn có khả năng tồn tại song song cùng một lúc với các thao tác lao động. Vì nếu không như thế, thì trong kho tàng dân ca Việt Nam sẽ không có những điệu hò giã gạo, hò cấy lúa, hò chèo thuyền.v.v. Các thao tác trong quá trình lao động đơn giản nhất sẽ giúp công việc đang thực hiện đạt hiệu quả cao một khi có những tác động âm thanh bên ngoài hay từ chính những người đang tham gia các thao tác đó mang đến. Rõ ràng điều này sẽ lý giải, có tính tương đối, rằng hô bài chòi xuất hiện trước đánh bài chòi. Mặt khác trong quá trình tồn tại và phát triển của bộ môn này, thì hô bài chòi có tính ngẫu hứng, chỉ cần một người cũng có thể tự nghĩ ra, tự sáng tác một điệu hát hô. Ngược lại, đánh bài chòi là môn giải trí mang tính tập thể, đòi hỏi phải có nhiều người tham gia, ở trong một khoảng thời gian nhất định nào đó. Trong khi hô hát thì có thể diễn ra bất kỳ nơi nào, một mình trên nương rẫy, trên chòi cao đang lúc canh giữ hoa màu hay năm bảy người trên đồng lúa nương dâu... để làm giảm nhẹ mệt nhọc do tác động của sức lao động cơ bắp.

Xem tiếp...

Nguồn gốc bài chòi Phú Yên

Nguyễn Lệ Uyên
21.5.2008

Đã từ lâu, các nhà nghiên cứu văn học dân gian đều nhất quán cho rằng bài chòi là một sản phẩm văn hóa rất độc đáo của vùng đất nam Trung bộ. Tuy vậy bài chòi xuất hiện từ lúc nào? Cái nôi của nó ở đâu? Vẫn còn đang là vấn đề tồn nghi, gây nhiều tranh cãi. Cho đến nay, chưa có nhà nghiên cứu nào khẳng định về niên đại của nó. Hầu hết những ý kiến xoay quanh vấn đề này đều có tính chất giả định và ước đoán.

Cũng có những tài liệu căn cứ vào sự phát triển chung của lịch sử dân tộc ở một giai đoạn nhất định để gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của bài chòi theo chiều đồng đại và lịch đại. Trong khi đó, một vài tài liệu khác thì lại xác định về dấu mốc thời gian xuất hiện của bài chòi là điều tất yếu. Vì mỗi vùng, mỗi miền đều " hình thành những vùng văn hóa nghệ thuật với màu sắc khác nhau, thì nam Trung bộ là một trong những vùng như vậy" (Thụy Loan, TS Âm nhạc, Một Vài Suy Nghĩ Chung Quanh Vấn Đề Phát Triển Ca Kịch Bài Chòi, Tạp chí Nha Trang số 9, tháng 10 năm 1991).

Xem tiếp...

Lời Bàn Mới

Đăng Nhập/Xuất