3. Cổ Nhạc
- Chi tiết
-
Trần Mộng Tú
-
Lượt xem: 6016
Trần Mộng Tú:
* Sinh quán Hà Đông, Bắc Việt (1943). Lớn lên ở Hà Nội, Hải Phòng. Di cư vào Sài Gòn (1954). Đến Mỹ tháng Tư, 1975. Hiện sống và viết ở Seattle, Washington.
* Cộng tác với các tạp chí văn học ở Mỹ và các nước khác.
* Viết truyện nhi đồng cho báo Los Angeles Times từ năm 2000, có thơ Anh Ngữ trong sách giáo khoa Mỹ cho chương trình trung học (American Literature- Glencoe-1999).
* Giải nhất về bình luận (Commentary) của The New California Media (NCM) "Ethnic Pulitzers" năm 2003.
* Chủ Bút Nguyệt San Phụ Nữ Gia Đình Người Việt ở California. (2002-2005).
Con gái tôi mới lấy chồng được một năm, cô muốn giới thiệu cho cha mẹ chồng và chồng của cô về quê mẹ mình, cô rủ bên chồng làm một chuyến du lịch Việt Nam. Không muốn để con đi một mình, tôi phải đi theo tháp tùng vì biết cô sẽ lúng túng khi giới thiệu ngôn ngữ và phong tục Việt Nam, dù cô nói tiếng Việt khá thông thạo.
Tôi dắt theo chồng, con gái, con rể và suôi gia đi trên tuyến du lịch Đồng Bằng Sông Cửu Long. Chiếc xe hơi có gắn máy lạnh, chở ba mươi lăm du khách, rời Sài Gòn đi ra ngoài thành phố, trên quốc lộ 1. Tôi ngồi phía sát bên cửa kính để nhìn ra ngoài cho rõ. Xe bắt đầu vào Bình Chánh, đi về hướng Long An. Đường sá hai bên, chỗ nào cũng đang đập phá, rỡ đất để xây công xưởng, tư xưởng hoặc cao ốc. Bây giờ đi về miền quê không đồng nghĩa đơn thuần là thấy đồng lúa, nương khoai, bãi rau xanh ngát nữa. Điều trước tiên tôi thấy là những bảng hiệu: Bán Vật Liệu Xây Cất, Công Ty Sắt, Thép; Trường Kỹ Nghệ Long An; Car Dealer Lifan, Ford New Holland; Máy Cầy-Máy Ủi Đất. Cũng mừng cho đất nước mình, trông như đang hưng thịnh.
Xem tiếp...
- Chi tiết
-
An Đông
-
Lượt xem: 4409
An Đông
12.5.2011
Ai từng sống ở Sài Gòn vào nửa đầu thế kỷ 20, hẳn không thể không biết tên tuổi lừng danh của các đại mỹ nhân, đã trở thành huyền thoại trong bức tranh nhan sắc Việt.
Là những nữ minh tinh "sắc nước nghiêng trời" trên đất Sài Gòn thuở ấy, Thanh Nga, Thẩm Thúy Hằng, Mộng Tuyền, Kiều Chinh... vẫn sống mãi trong lòng những người từng biết đến và mến mộ.
Đóa hồng đoản mệnh
Là nghệ sỹ cải lương nổi tiếng, có sắc đẹp dịu dàng, lộng lẫy, quyến rũ cùng lối ca diễn truyền cảm đặc biệt, Thanh Nga được mệnh danh là "nữ hoàng sân khấu" của miền Nam Việt Nam thời điểm lúc bấy giờ.
Xem tiếp...
- Chi tiết
-
Thanh Phong
-
Lượt xem: 3869
Thanh Phong/Viễn Đông
2.4.2011

Nữ danh ca Bạch Yến trả lời phỏng vấn của Viễn Đông tại Thư Viện nhật báo –ảnh: Thanh Phong/Viễn Đông
WESTMINSTER - Nữ danh ca Bạch Yến đã nổi tiếng từ thập niên 1960-1970 khi bà hát nhạc Tây phương rất điêu luyện. Tuy nhiên, trong vài thập niên trở lại đây, danh ca Bạch Yến muốn trở về nguồn cội âm nhạc dân tộc của mình. Vợ chồng ca nhạc sĩ Bạch Yến-Trần Quang Hải đã về Việt Nam tìm hiểu thêm về âm nhạc truyền thống. Ông Trần Quang Hải, phu quân của danh ca Bạch Yến là một nhạc sĩ, nhà nghiên cứu dân tộc nhạc học nổi tiếng ở Pháp quốc, thường xuyên được mời đi nhiều nơi trên thế giới trình diễn và thuyết trình. Phụ thân của ông là nhạc sĩ Trần Văn Khê.
Xem tiếp...
- Chi tiết
-
Trọng Bình
-
Lượt xem: 3591
Trọng Bình
4.11.2010
(TTH) Tưởng rằng thời gian sẽ khỏa lấp tất cả những dấu xưa nơi chốn cung đình và những nốt nhạc hò, xự, xàng, xê, cống... nhưng qua những ngày điền dã, cùng ăn, ở và sống với các nghệ nhân Nhã nhạc, chúng tôi hiểu rằng Nhã nhạc không hề mất đi bản sắc vốn có của nó. Chỉ có điều, để gìn giữ nó đúng với nguyên bản thì không hề đơn giản.
Bất ngờ từ những nghệ nhân
Tháng 7-2009, nhóm nghiên cứu chúng tôi lên kế hoạch điền dã tiếp cận các nghệ nhân Nhã nhạc. Được nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Thông giới thiệu nghệ nhân Phạm Bá Diện ở xã Phong Bình (huyện Phong Điền) vừa phục dựng thành công vở múa cổ "Thái bình thiên hạ", cũng là người đang nắm giữ những bài bản và bí quyết trình diễn Nhã nhạc, chúng tôi quyết định về thẳng Phong Bình để tìm gặp oong. Đường vắng, nhà dân thưa thớt, băng qua những rú cát ở đầu làng chúng tôi vào nhà người dân sống bên đường hỏi nhà ông Diện. "Ông Diện hay đi đánh nhạc cổ phải không), ông nớ ở làng ni ai cũng biết hết, chú đi thẳng hết đường ni khi mô thấy cổng chào thì rẽ vô đó, nhà ông Diện ở đầu tiên", người đàn ông khoảng 60 tuổi vừa nói vừa hướng dẫn đường cho chúng tôi.
Xem tiếp...
- Chi tiết
-
Nguyễn Gia Thiện
-
Lượt xem: 3624
Sau 30 tháng 4 năm 1975 tôi chân ướt chân ráo về Nhà hát tuồng Nghĩa Bình, nay là nhà hát tuồng Đào Tấn với rất nhiều băn khoăn bỡ ngỡ. Phần vì tuổi trẻ xa nhà, phần vì công việc ở một đơn vị nghệ thuật lớn khác hẳn với sự học bốn năm mài đũng quần trên ghế nhà trường.Nhưng hình như cuộc đời tôi có nhiều may mắn. Các thầy cô ở trường Nghệ thuật sân khấu Việt Nam tại Hà Nội như NSND Đinh Quả, NSƯT Văn Bá Anh, NSƯT Dương Long Căn cũng trở về quê hương Bình Định tham gia công tác biểu diễn, giảng dạy với nhà hát nên tôi cũng rất yên tâm làm việc . Lúc này tôi mới được tiếp xúc nhiều với các nghệ sĩ nổi tiếng mà trước đây chỉ nghe danh chứ chưa được gặp như NSND Võ Sĩ Thừa, NSƯT Tư Cá, NSƯT Hoàng Chinh, NSƯT Long Trọng, NSƯT Ngọc Cầm.
Xem tiếp...