3. Cổ Nhạc
- Chi tiết
-
Viết bởi Ngành Mai
-
Lượt xem: 487
Ngành Mai
11/7/2018

Tại địa điểm sinh hoạt đờn ca tài tử ở Tua 2 ố Ngã Ba Vịnh, Tây Ninh. Một nữ khán giả vừa tặng bông (không có gắn tiền) cho đôi nam nữ tài tử, và cùng chụp hình lưu niệm. (Hình của Ngành Mai)
Một khán giả đi xem đờn ca tài tử tổ chức vào chiều Thứ Năm hàng tuần tại phòng sinh hoạt nhật báo Người Việt, thấy hình ảnh tặng bông có gắn tiền cho ca sĩ tài tử đã thắc mắc rằng, tặng bông có từ lúc nào mà trước đây ông chẳng hề thấy? Tặng bông có ý nghĩa gì, sao lại gắn tiền trong đó?
Xem tiếp...
- Chi tiết
-
Viết bởi Lương Minh Hiệp
-
Lượt xem: 1587
ĐẠI HỘI TOÀN CẦU ÂM NHẠC TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM LẦN 3
14 – 16/08/2015 TẠI SYDNEY, AUSTRALIA

Ban tổ chức (BTC) Đại hội xin trân trọng thông báo đến toàn thể quý đồng hương, quý nhạc sư, nhạc sĩ, nghệ sĩ cùng tất cả quý vị yêu Âm nhạc Truyền thống Việt Nam tại hải ngoại:
Đại hội Âm nhạc Truyền thống Việt Nam lần 3 (The 3rd World Festival of Vietnamese Traditional Music) sẽ diễn ra từ ngày 14 đến 16 tháng 8 năm 2015 tại thành phố Sydney, Úc Đại Lợi. Đại hội lần 3 hân hạnh được bảo trợ bởi tổ chức Vietnam Foundation (một tổ chức thiện nguyện vô vị lợi của cộng đồng Việt Nam tại Sydney), cùng 2 trường đại học và cao đẳng danh tiếng tại Úc: Australian National University School of Music (ANU) và University Preparation College Australia (UPC).
Xem tiếp...
- Chi tiết
-
Viết bởi Ngành Mai
-
Lượt xem: 2413
Ngành Mai, thông tín viên RFA

Gánh hát rong nghèo ở Việt Nam, thập niên 1930-1940, ảnh minh họa.
Đờn Kìm hay đờn nguyệt
Từ lâu lắm rồi, kể từ khi đờn ca tài tử xuất hiện mang lại giòng nhạc độc đáo cho người dân đi khẩn hoang lập ấp, thì cây đờn Kìm cũng đã hiện diện từ những buổi đờn ca đầu tiên ấy.
Xem tiếp...
- Chi tiết
-
Viết bởi Ngành Mai
-
Lượt xem: 2051
Ngành Mai
2015-03-28

Một cảnh trong vở hát Kiều Nguyệt Nga, kép Tấn Đạt vai Bùi Kiệm và đào Thanh Vy vai Nguyệt Nga. Hình do Ngành Mai sưu tập
Sân khấu ca ra bộ
Danh phẩm Lục Vân Tiên của đại thi hào Nguyễn Đình Chiểu, được đưa lên sân khấu ca ra bộ, tức tiền thân của cải lương từ thời thập niên 1910 tại Vĩnh Long. Thời đó tại nhà ông Tống Hữu Định, cựu Phó Tổng Long Hồ (Vĩnh Long) là nơi quy tụ thân hào nhân sĩ, những nhà trí thức, họ thường tụ hợp tại đây, bởi ông Tống Hữu Định thường hay tổ chức tiệc tùng, đờn ca tài tử với các thân hữu và bạn tri âm tại nhà.
Xem tiếp...
- Chi tiết
-
Viết bởi Vũ Hoàng
-
Lượt xem: 2736
Vũ Hoàng
22.9.2013
Nghệ thuật dân tộc đang trở nên bơ vơ, lạc lõng trước cơ chế thị trường, xu hướng sính nhạc ngoại, quay lưng với âm nhạc dân tộc của phần lớn giới trẻ ngày càng đáng báo động...hay nhạc dân tộc thưa vắng người nghe, mất dần bản sắc, biến dạng và mất chất... đang là những điều trăn trở suy nghĩ của nhiều nhà nghiên cứu và thẩm định âm nhạc tại Việt Nam.
Trách nhiệm về ai
Những điều tâm huyết này đã được chia sẻ trong hội thảo khoa học "Âm nhạc dân tộc với cuộc sống hôm nay" do Trung tâm nghiên cứu bảo tồn và phát huy âm nhạc dân tộc tổ chức hồi tháng 8 vừa qua tại TPHCM.
Nếu nhìn vào thực trạng của âm nhạc Việt Nam, người ta thực sự lo lắng khi thấy đa số thanh thiếu niên hiện giờ rất sành điệu với các trào lưu pop, rock, nhạc Hàn, nhạc Hoa, anh Ngữ mà đang quay lưng lại với chính âm nhạc dân tộc, âm nhạc dân tộc đang mất dần vị trí trong thị hiếu nghe nhìn trong giới trẻ Việt. Liệu đó là lỗi của họ, của những người nghệ sĩ làm nhạc dân tộc hay xét rộng ra là lỗi của một chính sách bảo tồn các di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam? Câu hỏi hẳn không dễ trả lời phải không thưa quí vị?
Xem tiếp...
- Chi tiết
-
Viết bởi BBC
-
Lượt xem: 2931
BBC
26.12.2012
Nguyên Lê, nhạc sĩ Jazz người Pháp gốc Việt, nói ông hy vọng giới nghệ sỹ Việt Nam cần làm nhiều hơn để bảo tồn nhạc dân tộc.

Sinh ra tại Paris có cha mẹ đều là người Việt Nam, Nguyên Lê theo học nhạc học ở trường đại học Sorbonne, nhưng thích chơi đàn hơn nên chuyên về đàn guitar điện cho nhạc Jazz.
Xem tiếp...
- Chi tiết
-
Viết bởi Nguyên Pháp
-
Lượt xem: 2622
Nguyên Pháp
11.1.2012
(Nguoiduatin.vn) - Đến thăm "Đệ nhất danh cầm đương đại" Văn Giỏi, tôi bật cho ông nghe mấy bài vọng cổ do các danh ca một thời trình bày. Chỉ nghe qua một đoạn nhưng ông có thể biết những ai ca, ca bản gì, ai đờn và đờn gì. Ông nổi tiếng khi đờn các bản oán, mỗi khi ông so dây nhả âm là khiến cho nhiều người rơi nước mắt.

"Đệ nhất Danh cầm" đương đại Văn Giỏi
Xem tiếp...
- Chi tiết
-
Viết bởi Nguyễn Phương
-
Lượt xem: 2901
Nguyễn Phương
25.12.2011
Nhân mùa lễ Giáng Sinh, Nguyễn Phương dành chương trình đặc biệt hôm nay để cùng ôn lại những kỷ niệm với các nghệ sĩ cải lương đoàn Thanh Minh Thanh Nga vào dịp lễ Noel cách đây gần nửa thế kỷ.
Nhân mùa lễ Giáng Sinh, có thính giả gởi e mail hỏi Nguyễn Phương : Tại sao sân khấu cải lương trình diễn những vở tuồng về Tiên, về Phật, những tuồng về chuyện Liêu Trai ma quái mà lại chẳng có tuồng đề cập đến đạo Chúa, đến lễ Giáng Sinh. Ông lại hỏi trong ngày lễ Giáng Sinh, có nghệ sĩ nào hay đoàn hát nào tổ chức cho nghệ sĩ đi nhà thờ xem lễ hay tổ chức tiệc nửa đêm mừng Thiên chúa giáng sinh không.
Theo tôi nghĩ, nghệ sĩ cải lương, công nhân sân khấu, soạn giả hay bầu gánh hát đều là những người thờ ông Tổ cải lương, theo đạo thờ cúng tổ tiên ông bà và đạo Phật. Soạn giả cải lương không biết rành về đạo Thiên Chúa nên không dám viết tuồng để nói đến những điều mà mình không biết. Trong đêm Noêl, đoàn hát cũng phải hát và vì nghệ sĩ không có đạo Chúa nên không có nghệ sĩ nào đi nhà thờ xem lễ hoặc tổ chức tiệc nửa đêm.
Xem tiếp...
- Chi tiết
-
Viết bởi Mặc Lâm
-
Lượt xem: 2948
Mặc Lâm, biên tập viên RFA
26.11.2011
Cho tới nay một loại hình văn hóa dân gian được nhiều nhà nghiên cứu văn hóa cho là cổ xưa nhất Việt Nam đó là Hát xoan.

Một buổi Hát xoan ở Phú Thọ - Photo courtesy of lehoi.cinet.vn
Thể loại này đang hiện diện tại Phú Thọ nơi có di tích Đền Hùng. Hát xoan được cho là xuất hiện từ thời vua Hùng với nhiều truyền thuyết còn lưu hành trong dân gian, sánh đôi với những câu chuyện chung quanh các thời đại Hùng Vương làm cho Hát xoan bao phủ thêm nét huyển hoặc của thời kỳ dựng nước đầu tiên của dân tộc.
Vốn quý chưa được xem trọng
Xem tiếp...
- Chi tiết
-
Viết bởi Vũ Hoàng
-
Lượt xem: 3676
Vũ Hoàng, phóng viên RFA
16.11.2011
Chương trình âm nhạc cuối tuần ngày hôm nay, chúng tôi xin được trân trọng giới thiệu đến dòng nhạc quan họ truyền thống qua buổi trò chuyện với nghệ sĩ Nguyễn Hữu Duy, một liền anh của dân ca quan họ Bắc Ninh, đồng thời cũng là người nằm trong nhóm bảo tồn dòng quan họ truyền thống này.
Nguồn gốc chữ "quan họ."
Vũ Hoàng: Trước hết cám ơn anh Nguyễn Hữu Duy đã dành thời gian cho buổi trò chuyện ngày hôm nay. Anh Duy có thể chia sẻ cho thính giả của đài vì sao dân ca truyền thống của vùng Bắc Ninh mình có tên là quan họ được không ạ?
Xem tiếp...