Trường Kỳ - Sống Để Ăn

Song Thao
10/12/2021

“Sống để ăn” là châm ngôn của ông Trường Kỳ. Thời ở Việt Nam trước năm 1975, ông là “vua hippy”, “vua nhạc trẻ”, nghênh ngang một cõi. Tôi không thích chế độ quân chủ nên không quen ông vua này. Qua tới Montreal, ông…thoái vị để làm một ông vua khác, “vua đớp hít” tôi mới quen ông. Ông hú là có tôi, tôi hú là có ông. Nói vậy nhưng chuyện ông hú thì lia chia mà tôi hú thì như lá mùa thu. Tôi theo sao kịp đức tính đớp hít của ông!


Từ trái: Lương Tùng Quang, vợ chồng Song Thao, Diễm Liên, Trường Kỳ tại quán Kiều Anh.

Xem tiếp...

Sự kết hợp trở lại của Quốc Bảo và Nguyên Hà

Nguyên Hà vừa cho ra mắt album "Những bài hát dành tặng" với chất folk (dân gian) chủ đạo, được thực hiện tối giản chỉ bằng guitar và giọng hát mộc không qua chỉnh sửa.


Sau gần ba năm kể từ dự án hợp tác chính thức với đĩa Địa đàng 3, mới đây, nhạc sĩ Quốc Bảo và ca sĩ Nguyên Hà vừa cho ra mắt album Những bài hát dành tặng với chất folk (dân gian) chủ đạo, được thực hiện tối giản chỉ bằng guitar và giọng hát mộc không qua chỉnh sửa. 

Xem tiếp...

Nhạc sĩ Phú Quang qua đời

Nghệ sĩ Bùi Công Duy - ông xã của nghệ sĩ Trinh Hương chia sẻ với VietNamNet, nhạc sĩ Phú Quang đã qua đời vào lúc 8h45' ngày 8/12/3021, hưởng thọ 72 tuổi.



Nhạc sĩ Phú Quang nhiều năm qua bị một số bệnh nên nằm điều trị tại phòng hồi sức tích cực từ đầu năm 2020. Ông sinh năm 1949, quê ở Thạch Thất, Hà Nội.

Sau khi tốt nghiệp hệ Trung cấp kèn cor, năm 1967-1978, nhạc sĩ Phú Quang công tác tại Nhà hát Giao hưởng - Hợp xướng - Nhạc Vũ Kịch. Năm 1987 ông học tại Nhạc viện Hà Nội ngành Chỉ huy dàn nhạc. Năm 1982, sau khi tốt nghiệp, nhạc sĩ công tác tại Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam. Năm 1986, ông công tác ở Phòng Ca Múa Nhạc Sở Văn hóa - Thông tin TP.HCM.

Xem tiếp...

Edith Piaf - Không có gì hối tiếc

Xuân Sương
3/12/2021

Không, không gì cả / Tôi không hối tiếc gì cả / Ngay điều tốt hay xấu thiên hạ làm cho tôi, mặc kệ hết /... / Đã trả xong, đã phủi sạch, đã quên rồi / Tôi cóc cần quá khứ / Với các kỷ niệm / Tôi châm lửa / Mọi nỗi đau, niềm vui / Không cần chúng nữa / Phủi sạch tình nhân / Với giọng rù quyến của họ / Vĩnh viễn quét sạch / Tôi bắt đầu lại từ số không...



Phương Tâm – ca sĩ rock’n’roll đầu tiên của Việt Nam

Sheila Ngoc Pham
29/10/2021


Phương Tâm, hình bài tạp chí Đẹp, Sài Gòn 1965


Vào những năm đầu thập niên 1960 ở Sài Gòn, Nguyễn Thị Tâm xuất hiện trên sân khấu các phòng trà và hộp đêm sôi động của thành phố. Cô thể hiện tinh hoa của một thiếu nữ trẻ với mái tóc đen dài buông thẳng và tà áo dài trắng thanh lịch. Nhưng thay vì những bài hát truyền thống, cô lại trình diễn những bản nhạc gợi nhớ đến những chiếc xe độ của Mỹ, những cơn sốt nhảy lắc hông và thậm chí là sự bỏ rơi của tuổi teen: lấy nghệ danh là Phương Tâm, cô là một trong những ca sĩ rock’n’roll đầu tiên của Việt Nam. “Hồi đó, mọi người đều hát tiếng Việt, một số hát nhạc Pháp, nhưng không ai hát nhạc Mỹ,” cô Tâm, nay 76 tuổi, tâm sự .

Xem tiếp...

Tình khúc Christophe qua lời kể của các nữ tác giả

Tuấn Thảo
13/11/2021



Sinh thời, nam danh ca Christophe đã phát hành 17 album và gần 60 đĩa đơn, trong hơn nửa thế kỷ sự nghiệp. Một trong những giai đoạn ghi âm quan trọng nhất của nam danh ca người Pháp là những năm hợp tác (1971-1988) với nhà sản xuất Francis Dreyfus. Hầu hết các tình khúc ăn khách nhất của Christophe đều nằm trong thời kỳ này.

Đầu thập niên 1970, sự nghiệp của Christophe trải qua một giai đoạn trống vắng, sau nhiều năm thành công rực rỡ với một loạt ca khúc ăn khách. Tiêu biểu nhất là những nhạc phẩm ''Aline'' 1965 (Gọi tên người yêu), ''Les Marionnettes'' 1966 (Những con múa rối), ''Les amoureux qui passent'' 1966 (Một thời để yêu), ''J'ai entendu la mer'' 1967 (Nghe tiếng sóng biển) hay ''La vie c'est une histoire d'amour'' (Tình Yêu Thiết Tha) …..

Xem tiếp...

“Việt Nam, Việt Nam”, giấc mơ rạn vỡ

Lê Hữu
8/10/2021


Ảnh: Na Sơn

Tôi nhớ, trong một lần được nhạc sĩ Phạm Duy chia sẻ tin vui có thêm ít ca khúc của ông vừa được cấp phép phổ biến ở trong nước, tôi nói rằng có một bài tôi thực sự mong cho ông, hơn bất cứ bài nào khác, được phép lưu hành.

“Bài gì?” ông hỏi.

Việt Nam, Việt Nam,” tôi nói.

Xem tiếp...

Cái Chết Trong Ca Khúc Phạm Duy

Phạm Xuân Đài
2006



Trong buổi lễ tưởng niệm Ðỗ Ngọc Yến vào tối ngày 23 tháng Tám 2006 tại phòng sinh hoạt Lê Ðình Ðiểu của báo Người Việt, Bích Liên với giọng cao vút trong phong cách opéra, đã hát những lời này:

1.

Hồn xuân vừa tàn hơi
Hay nắng ấm lung linh qua đời
Hay gió tuyết mưa sa bay ngang trời
Người yêu dù xa xôi
Xin nhớ tới quê hương u hoài
Trong giá rét đêm đông đang trông vời

Xem tiếp...

Phạm Duy giữa chúng ta

Tuấn Khanh
5/10/2021



Phạm Duy vẫn ở đâu đó trong cuộc đời này, không chỉ 100 năm này, mà có lẽ còn nhiều trăm năm nữa trong những trái tim thuần khiết yêu nước Việt, đi cùng những giai điệu gần gũi và khoan nhặt của ông.

Nghe nhạc Phạm Duy, đôi lúc tôi nhận ra như nhu cầu của một người Việt. Nó thôi thúc và cồn cào. Thậm chí khi im lặng nghe mà cứ tưởng như mình đang cất tiếng, bởi lời ca đã âm vọng không biết bao điều. Và tôi cũng đã chứng kiến điều như vậy.

Có lần linh mục Đặng San ở Sài Gòn trở bệnh nặng. Ông nằm lặng lẽ trong phòng mình nhiều giờ rồi lặng lẽ nhắn cho một cô bạn của tôi “có thể đến hát cho Cha nghe một bài Phạm Duy không?”. Bác sĩ không cho ông hút thuốc nữa, cũng không cho xem điện thoại nữa. Sự tĩnh lặng và chăm sóc chu đáo thể xác, vẫn không đủ cho phần hồn. Ông nằm nhìn lên trần nhà. Im lặng. Thở mệt nhọc.

Xem tiếp...

Tưởng niệm 100 năm Phạm Duy

Thái Kim Lan 
7/2021


Phạm Duy - thời viết "Tâm Ca"

Những kỷ niệm nhỏ

Lần đầu tiên tôi thấy được Phạm Duy bằng xương bằng thịt, đó là khoảng năm 1965. Phạm Duy đến Huế trong lúc phong trào sinh viên đô thị ở miền Nam đang ở cao điểm: những cuộc thảo luận về tự do, về phát triển đất nước, về văn học nghệ thuật, về chiến tranh và hòa bình, về phụng sự xã hội và vai trò của thanh niên học sinh trong công cuộc xây dựng đất nước (miền Nam) đang sôi nổi trên các diễn đàn đại học do Tổng hội sinh viên thời bấy giờ tổ chức. Các cuộc thảo luận và những buổi văn nghệ do các ban nhạc nhà trường và đại học tổ chức đều được giới trí thức, nhất là giới sinh viên học sinh trẻ hưởng ứng và tham gia đông đảo, đã trở nên một phong trào. Trên lãnh vực văn học nghệ thuật, những sáng tác mới đang được phổ nhạc, tiêu biểu là các bài thơ của Thầy Nhất Hạnh (dạo ấy ở Huế chúng tôi gọi quý Hòa Thượng Cao Tăng là "Thầy"), Phạm Thế Mỹ, Phạm Duy... và về sau Trịnh Công Sơn, Miên Đức Thắng...

Xem tiếp...

Lời Bàn Mới

  • CÒN THOÁNG CHIÊM BAO
    Lâm Nguyễn 24.02.2024 17:12
    Cảm ơn admin đã tải lên album này, chiếc cầu nối đưa tôi biết đến ngôn từ và giai điệu tuyệt đẹp của ...
     
  • LỜI RU TRONG MƯA
    Thông-Tin 08.09.2023 11:49
    Đã sửa, giờ nghe được rồi.
     
  • LỜI RU TRONG MƯA
    2gether 06.09.2023 22:30
    Hi Admin Album này không nghe được.... Plz......
     
  • TÌNH KHÚC NGÔ THỤY MIÊN
    Thông-Tin 25.08.2023 18:23
    Cám ơn bạn. Lỗi đã sửa, album giờ nghe được hết .
     
  • PHẠM MẠNH CƯƠNG 18
    Thông-Tin 25.08.2023 18:21
    Cám ơn bạn đã cho hay . Bài này không có mp3 .

Đăng Nhập/Xuất