Thuật Lại Một Cuộc Hợp Tác

Văn Trang
1959


Cung Trầm Tưởng, Phạm Duy, Ngy Cao Uyên (photo Mạnh Đan)

Tập “Tình Ca” trong tay, tôi đến gặp thi sĩ Cung Trầm tưởng đúng lúc anh đang sáng tác thơ.

Anh ngửng đầu lên, vừa cười vừa nói hồn nhiên:

- À, lại nhà báo!

Tôi mạnh dạn đi thẳng vào vấn-đề:

- Trước khi viết một bài về “Tình Ca”, mong anh, Phạm Duy và Ngy Cao Uyên cho biết ý kiến về…

Tôi chưa kịp nói hết Cung Trầm Tưởng đã lanh lẹ cắt đứt:

- Có ngay!

Những Vì Sao Sáng

Văn Trang
1959



Với óc tò mò say mê của một nhà chiêm tinh thám hiểm, tôi thường âm thầm theo dõi một hiện tượng sau xuất hiện trong vũ trụ thi ca: Có những vì sao, bỗng một đêm nào đó, hiển hiện lên sáng ngời, khiến ta phải chú ý đến, chú ý đến chưa xong xuôi thì đã vội tắt đi đột ngột đến nỗi ta tin đây là một sự vĩnh-biệt. Nhưng không, rồi một đêm không chờ không đợi, những vì-sao huyền bí kia lại hiện về sáng ngời hơn xưa. Lần này, ta không thờ ơ nữa, ta bắt đầu theo dõi cẩn thận, tâm nhớ dạ ghi phương hướng. Và ta thấy, trong thời gian xoay vần, những vì sao đó thỉnh thoảng lại hiện về, càng ngày càng sáng ngời hơn, để rồi hôm nay với ta trở thành một hiện tượng quen thuộc dù hiếm hiện.

Trường-Kỳ-Nhạc-Trẻ, viết theo từng dặm đường

Trong lần mang sách qua tỉnh bạn ra mắt ngày 05-11-2006, trên xe ông vua Phiếm Việt Nam, ngoài tôi còn có thêm một ông bạn rất nặng ký. Trọng lượng danh tiếng lẫn cơ thể của ông, giúp chiếc Honda Accord óng ánh màu nước biển lướt thật êm trên xa lộ. Khởi hành dự trù sớm vẫn tiếp tục thực hiện muộn. Có một điều rất kỳ lạ, tôi thường ngã bệnh thật tình vào những ngày sắp đi xa, hoặc chuẩn bị tham dự một sinh hoạt nào đó. Lần này không ngoại lệ. Nhưng cuối cùng tôi cũng lên xe. Đường tốt, xe tốt, tài xế giỏi hóa ra là những viên thuốc thần kỳ, giúp tôi càng lúc càng khỏe ra theo từng chặng đường. Vừa giữ tay lái, ông chủ xe Tạ Trung Sơn vừa hướng dẫn câu chuyện giữa ba người đi vào nhiều nhánh khác nhau. Từ chuyện đời-xưa-chưa-cũ đến chuyện đời-nay-đã-qua. Đang sôi nổi cùng những kỷ niệm, hình ảnh được phả vào hơi thở như vậy, tôi bỗng nghe nằng nặng “một nỗi buồn riêng” vội nói:        

Xem tiếp...

Nhạc “sến” quê hương

Lý Hữu Phước
10/2016

Mấy năm gần đây bỗng dưng có phong trào nghe nhạc “sến” ở Việt Nam, các ca sĩ nổi tiếng hàng đầu chuyên về ca… nhạc “sến”! Các quan lãnh đạo đang tại chức hay đã về hưu (làm người tử tế) đều thích nhạc “sến” mà một thời chính họ cấm đoán, chà đạp…



Báo chí trong nước bảo là nhạc “sến” đến thời phục hưng. Không hiểu sau hơn 40 năm thống nhứt, cả nước lại đem ra các bài ca cũ rích ở miền Nam “đồi trụy” để thưởng lãm và suy tôn? Chắc để tiếc nối thời vàng son hay là văn học nghệ thuật ở Việt Nam hiện nay có vấn đề?

Xem tiếp...

Phạm Đình Chương, những chặng đường âm nhạc

Nguyễn Mạnh Trinh
28.3.2010



Có nhiều người cho rằng thơ phổ nhạc không còn chất thơ nguyên thủy nữa bởi vì nhạc sẽ làm giảm đi cái nét thâm trầm sâu sắc mà thơ phải chuyên chở. Một người chủ trương như vậy là nhà văn Tạ Tỵ. Khi được hỏi về những bài thơ phổ nhạc mà có sự ví von là nhạc chắp cánh cho thơ trong đó có bài “Thương về 5 cửa ô xưa” của ông.

Xem tiếp...

Trường Kỳ – Rong chơi cuối trời quên lãng

Nam Lộc
22/03/2010

(Nhân ngày giỗ bạn tôi)



Khó tìm câu nào thích hợp hơn để diễn tả cuộc đời phiêu bồng của Trường Kỳ bằng tên một ca khúc mà nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ đã sáng tác, hôm nay tôi xin phép được mượn để dùng làm tựa đề cho bài viết này.

Quả đúng như vậy, chàng lãng tử của nhạc trẻ Việt Nam, Trường Kỳ, người thích phiêu du đây đó cho đến cuối cuộc đời, nhưng lại là một người chồng chung thủy, một người cha gương mẫu và một người bạn chí tình.

Xem tiếp...

Sài Thành, Tứ Đại Danh Ca


Khánh Ly, Lệ Thu và Thái Thanh

Nghe tin nữ danh ca Lệ Thu qua đời, tôi bỗng nhớ hai câu thơ trong bài Long thành cầm giả ca của đại thi hào Nguyễn Du.

“Tây Sơn cơ nghiệp nhất đán tận tiêu vong
Ca vũ không lưu nhất nhân tại”!
(Tây Sơn cơ nghiệp tan rồi/ Chỉ còn sót lại một người cầm ca!).

Xem tiếp...

Những Ca Khúc Tiền Chiến


Từ Linh, Đoàn Chuẩn, Dương Thiệu Tước, Đặng Thế Phong, Văn Cao (theo kim đồng hồ)

Những công trình sáng tác của một thời kỳ mà ngôn ngữ văn học nghệ thuật hiện đại, nhìn trở lại, gọi chung tên là những sáng tác của thời tiền chiến, cho tới nay, đã nhận chịu gần xong một thử thách. Thử thách này hai mặt. Khách quan là thời gian. Chủ quan là cái thái độ tiếp nhận bây giờ của lớp người thưởng ngoạn. Ý hướng và hiện tượng này của thưởng ngoạn, trước những tác phẩm chung một thoát thai chung một hình thành quá khứ, cũng chia thành nhiều trạng thái thưởng ngoạn khác nhau. Mười ngón tay tiếp nhận nghệ thuật tiền chiến của chúng ta, quả thực đã có những ngón dài ngón ngắn.

Xem tiếp...

Bay Show

Don Hồ
20/4/2021

Cuối tuần đầu tiên bay show trở lại.



Trong nguyên một năm nước Mỹ bị dịch bênh nặng vừa rồi thỉnh thoảng cũng có đi đây đó. Nhưng lần này là lần đầu bay trở lại đều đặn hàng tháng ít nhất 2 shows cho tới cuối năm. Mới trở lại mà được như thế là đã quá vui, quá hạnh phúc rồi, chẳng đòi hỏi gì hơn!

Lời Bàn Mới

Đăng Nhập/Xuất