Cung Tiến - Giọt nước mắt hân hoan

Y Sa
24.5.2022



Trong một chương trình thâu hình hiếm hoi giới thiệu về Cung Tiến, chị Y Sa của Hội Văn Học Nghệ Thuật Việt Mỹ (VAALA) đã tóm tắt khá đầy đủ cuộc đời và sự nghiệp của người nhạc sĩ tài danh này:

‘Nhạc sĩ thần đồng’ Cung Tiến

Hà Vũ
17/11/2019



Với hai sáng tác đầu tay bất hủ ‘Thu vàng’ và ‘Hoài cảm’ viết từ khi mới lên 13-14 tuổi, nhạc sĩ Cung Tiến được nhiều người ca tụng là thần đồng âm nhạc dù ông xuất thân từ một gia đình không ai có năng khiếu âm nhạc.

“Cụ thân sinh tôi là một nhà thơ, một nhà cách mạng. Ông theo Việt Nam Quốc dân Đảng, không có ai dính vào âm nhạc nhất là âm nhạc mới, không có ai cả,” nhạc sĩ Cung Tiến nói với VOA.

Xem tiếp...

Hiện tượng Cung Tiến trong tân nhạc Việt

Du Tử Lê
5.9.2014



Trong lịch sử tân nhạc Việt, dường như không có một nhạc sĩ nào nổi tiếng ngay với sáng tác đầu tay, ở tuổi niên thiếu, khi chỉ mới 14, 15 tuổi, như trường hợp Cung Tiến. Có dễ chính vì thế mà, có người không ngần ngại gọi hiện tượng Cung Tiến là thiên tài của bộ môn nghệ thuật này.

Nói vậy, không có nghĩa chúng ta không có nhiều nhạc sĩ (cũng như thi sĩ), bước vào sân chơi VHNT rất sớm. Thậm chí có người chỉ ở độ tuổi lên 9, lên 10… Nhưng để được đám đông biết đến hay, được những người cùng giới công nhận thì, chí ít cũng phải nhiều năm sau. Ở đây, chúng ta cũng không nên loại trừ trường hợp, nếu có những nhạc sĩ (hay thi sĩ) thành danh chỉ với một bài duy nhất thì, cũng có những người viết nhạc (làm thơ) trọn đời vẫn không được dư luận biết tới!

Xem tiếp...

Cung Tiến nửa thế kỷ trước, và việc phổ nhạc thơ tự do

Viên Linh
8.6.2016



Trước mặt tôi là tuần báo Nghệ Thuật số 33, ra vào tuần lễ đầu tháng 6, 1966 tại Sài Gòn, vừa đúng nửa thế kỷ trước. Lật dở những trang báo cũ của số báo này, có những bài viết của bằng hữu một thời, kẻ mất người còn, mà kẻ mất nhiều hơn, người còn chỉ là lác đác.

Xem tiếp...

Lời Xúi Từ Một Người Đã Từng Trải Qua

Don Hồ
29.4.2022


Như Quỳnh & Don Hồ thập niên 90

Thứ bảy tuần rồi đi hát ở thành phố Hartford của tiểu bang Connecticut.

Lý ra thành phần ca sĩ trong show có : Như Quỳnh, Myra Trần, Don Hồ & Ngọc Anh Vi, nhưng gia đình nữ ca sĩ Như Quỳnh có tang chế nên cuối cùng đã xin cáo lỗi cùng khán giả là Như Quỳnh sẽ không thể đến được.

Tấm Hình Từ Thế Kỷ Trước

Don Hồ
18.5.2022



Tấm hình chụp từ đâu đâu giữa thập niên 90. Khi ấy Don Hồ cùng nữ ca sĩ Như Quỳnh, 2 đứa còn trẻ măng. Mặt chỉ cần một cái búng nhẹ thôi là sữa có thể văng ra cầu cả lít.

Cũng không nhớ nổi đây là buổi diễn gì, chỉ biết là ở Nam Cali vì ông Mỹ đứng chính giữa là ông Jim Barbo, người điều hành một sòng bài lớn.

Cơn Lốc Nhỏ Bên Bờ Đại Tây Dương

Don Hồ
18/5/2022



Hồi nhỏ học địa lý trong trường có biết qua xứ Ái Nhĩ Lan (Ireland), một quốc gia nho nhỏ giống như hòn đảo be bé nằm sát rạt nước Anh, đối mặt ra Đại Tây Dương, có cái tên giống như tên một vị hoàng đế nào đó trong một câu chuyện thần thoại.

Ngôi Khách Sạn Ma Ám

Don Hồ
20.4.2022



Cuối tuần đi hát cho Hội chợ Crawfish Festival của Giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam tại thành phố San Antonio của tiểu bang Texas. Nói chuyện với một người bạn, anh ta bảo:

- "Coi chừng ở nhằm khách sạn có ma nha. Thành phố ấy như … có nhiều ma lắm. Chuyến trước Hoàng đã bị…"

Cái Chết Trong Ca Khúc Phạm Duy

Phạm Xuân Đài
3/5/2022


Nhạc sĩ Phạm Duy


Trong buổi lễ tưởng niệm Đỗ Ngọc Yến vào tối ngày 23 tháng Tám 2006 tại phòng sinh hoạt Lê Đình Điểu của báo Người Việt, Bích Liên với giọng cao vút trong phong cách opéra, đã hát những lời này:

1.
Hồn xuân vừa tàn hơi
Hay nắng ấm lung linh qua đời
Hay gió tuyết mưa sa bay ngang trời
Người yêu dù xa xôi
Xin nhớ tới quê hương u hoài
Trong giá rét đêm đông đang trông vời

Một lần người đưa tiễn nhau
Như vẫn cầu lời hứa năm nào
Đằm thắm cho vui lòng nhau
Một lần người xa cách nhau
Trái tim sầu còn vẫn tươi mầu
Vì đó... không ai quên đâu...

Xem tiếp...

Tính hiện thực trong lời ca của Phạm Duy

Trần Hữu Thục
29.4.2022


Nhạc sĩ Phạm Duy


So với nhiều nhạc sĩ Việt Nam, hai nhạc sĩ Phạm Duy (PD) và Trịnh Công Sơn (TCS) [1] có một chỗ đứng tương đối riêng biệt. Chỗ đứng này không hẳn xuất phát từ tài năng về âm nhạc, mà từ một chỗ khác: lời ca. Lời ca của hầu hết các nhạc sĩ đều đòi hỏi một sự cộng hưởng với nhạc. Có thể gọi chúng là những "lời nhạc", lời chỉ để hát. Phần lớn các lời ca - kể cả lời ca mượt mà, đậm chất thơ của Ðoàn Chuẩn/Từ Linh - đều khó có thể đứng vững nếu thiếu sự nâng đỡ của tiết tấu bản nhạc. Ngược lại, lời ca của PD và TCS có thể tách riêng khỏi nhạc, tự tồn tại một mình. Ngoài giá trị về "lời nhạc" (lời để hát), chúng có thể được nghiên cứu như những văn bản về mặt văn học. Nghĩa là, người ta vẫn có thể nghiên cứu chúng một cách riêng biệt mà không cần lưu tâm đến nhạc. Do vậy mà hầu hết những số báo đặc biệt hoặc những bài viết về PD hay TCS, ngoài một số đánh giá thuần túy về phương diện âm nhạc, đều được viết dưới dạng phê bình hay nhận định văn học.

Xem tiếp...

Lời Bàn Mới

Đăng Nhập/Xuất