Nguyễn Phương
2.2.2008
Đối với người Việt Nam, ngày Tết thường để lại những kỹ niệm sâu xa trong lòng. Nói đến Tết là nói đến mùa Xuân và mùa Xuân là mùa khởi đầu cho bốn mùa trong năm: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Mùa Đông tiêu biểu cho lạnh lẽo và nỗi buồn phiền. Mùa Hạ là những cơn nóng bức gắt gao. Mùa Thu là sự dịu dàng trong nỗi hắc hiu muôn thuở. Và Mùa Xuân… cái mùa gợi lên những nồng nàn, những tươi xanh ấm áp,… cái mùa của bao điều đẹp đẽ nở hoa, mùa xuân của tin yêu và hy vọng.
Ngày đầu Xuân ở Việt Nam, từ thành thị đến thôn quê, mỗi gốc phố, chợ búa, mỗi thôn xóm, mỗi gia đình, từng mỗi con người, tùy theo tuổi tác và nghề nghiệp, theo khả năng và hoàn cảnh riêng của mình, tất cả đều nô nức chuẫn bị đón những ngày tươi đẹp nhứt trong năm.
Trời vào Xuân ở Việt Nam thì không khí se lạnh, cây thay lá, hoa trổ bông, mọi người đều hân hoan chưng dọn, mua sắm và vui chơi trong dịp Tết cổ truyền của dân tộc. Người ta đi chùa lễ bái, xin xăm, người có đạo công giáo cũng đi lễ ở nhà thờ, nói chung ai theo đạo giáo nào cũng đều thành tâm cúng kiếng hay hành lễ theo đạo giáo đó. Người ta đi thăm viếng nhau và chúc Tết cho nhau.
Cái không khí ồn ào náo nhiệt và hân hoan được thể hiện ở từng người, từng nhà, từng xóm và dân Việt Nam mình ăn Tết nhiều ngày như câu hát xưa từng lưu lại: Tháng giêng là tháng ăn chơi, tháng hai cờ bạc, tháng ba rượu chè…
Xin mời quý thính giả nghe bài vọng cổ Câu Chuyện Đầu Năm do các nghệ sĩ Chí Tâm, Phi Nhung và Khả Tú ca, và xin thả hồn về quê cũ, nhớ những mùa xuân thanh bình xưa để nhớ lại những giây phút vui xuân đầm ấm và hạnh phúc trong gia đình.
Thưa quý thính giả, tập tục Tết Việt Nam thật là hay, năm cũ dù có nhiều bê bối khó khăn nhưng năm mới thì nhứt định có nhiều ước vọng chờ mong, may nhiều, rũi ít, an khang, thịnh vượng và với pháo đỏ rượu nồng, mọi người cùng nhau đón thêm mùa xuân.
Mời các bạn tham gia mục Cổ nhạc do Soạn giả Nguyễn Phương phụ trách. Mọi email xin gửi về [email protected]
Câu chuyện đầu năm có nhắc đến các cô gái đi chùa lễ Phật xin xăm, trong long các cô chắc là cũng thầm ước mong sang năm mới sẽ có được duyên thắm tình nồng.
Việt Nam mình cũng có một tập tục rất hay là các bậc làm cha mẹ thường dựng vợ gả chồng cho con trong các dịp Tết. Đám cưới trước Tết là một đề tài hấp dẫn của các nhạc sĩ tân và cổ nhạc vì đó là dịp cho nhạc sĩ và ca sĩ hốt bạc khi đi ca đám cưới. Tuy nhiên việc gả cưới trong dịp Tết cũng là moột nỗi khổ của dân nghèo, khi họ không đủ tiền mua sấm trong dịp Tết mà lại phải dđi vay mượn một số tiền để làm quà tặng cho cô dâu, chú rể khi họ được mời đi dự tiệc cưới.
Thưa quý thính giả, vừa rồi quý vị đã thưởng thức giọng ca của nghệ sĩ Kim Tử Long. Kim Tử Long đã diễn tả đúng thực trạng của một số người quá nghèo nhưng ở trong một cái xã hội mà khoản cách giữa người giàu và kẻ nghèo quá xá xa như ở Việt Nam, thì những người nghèo không những phải vay mượn tiền bạc mà còn phải vay mượn cái hình thức khá giả một chút khi họ buộc phải có mặt nơi những người giàu và kẻ khá giả đang sống.
Thưa quý thính giả, vì thời lượng phát thanh có hạn, chương trình ngày xuân nghe vọng cổ sẽ được phát thanh tiép vào tuần tới.
Nhân dịp đầu xuân Đinh Hợi 2008, Nguyễn Phương xin kính chúc quý thính giả và gia đình : một năm an khang, thịnh vượng và được vạn sự như ý.
Nguồn: https://www.rfa.org/vietnamese/news/programs/TraditionalMusic/VongCoTraditionalMusicInTetSpringFestivalTime_NPhuong-20080202.html