Thanh Quang
30.1.2006
Giọng ca Hùng Cường, Bạch Tuyết qua một trích đoạn trong bản “Đón Xuân này, nhớ Xuân xưa” có lẽ làm xao xuyến thêm – và gợi nhớ kỷ niệm – của những tâm trạng đang mong đợi Xuân về – Xuân Bính Tuất 2006. Trong số những tâm trạng ấy, chắc giới mộ điệu khó quên sinh hoạt đặc biệt của nghệ thuật sân khấu cải lương trong dịp Tân Xuân.
Hôm nay chúng tôi mời qúy vị theo dõi một vài nét về cách đón Xuân của nghệ sĩ cải lương, và cảm nghĩ của một số nghệ sĩ trong và ngoài nước.
Về “cách ăn Tết” của nghệ sĩ cải lương, ông Nguyễn Phương – soạn giả lão thành và là nhà nghiên cứu cổ nhạc hàng đầu của Việt Nam, đang định cư ở Canada – cho biết như sau:
Soạn giả Nguyễn Phương: “Nghệ sĩ cải lương có cách ăn Tết khác người thường. Khi người bình thường vui Xuân, chơi Tết thì người nghệ sĩ phải làm việc, phải biểu diễn cồng hiến niềm vui cho mọi người.
Vậy nên từ ngày 25 tháng Chạp, sau xuất cuối cùng trong năm, Bầu gánh, chủ nợ, các soạn giả, các nam, nữ diễn viên chánh, phụ, các công nhân sân khấu, bạn bè của Bầu gánh và của nghệ sĩ đều tụ tập trên sân khấu, trước bàn thờ Tổ Nhiệp để làm lễ “cúng Tổ đưa Ông”.
Sau đó là tiệc cuối năm, ê hề rượu thịt, có cả đờn ca tài tử để nghệ sĩ vui xuân đón Tết trước…Từ 25 tháng Chạp tới 30 tháng Chạp, các đoàn đều nghỉ hát để nghệ sĩ có thời gian lo cho gia đình, hoặc đi tảo mộ, đi về quê quán thăm thân nhân, bà con. Đêm 30 Tết, nghệ sĩ cúng rước “Ông Tổ” để trưa mùng 1 Tết, đoàn hát khai trương, hát tuồng mới.”
Từ Pháp Quốc, giáo sư tiến sĩ nhạc học Trần Quang Hải nhận xét: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)
Mời các bạn tham gia mục Cổ Nhạc do Thanh Quang phụ trách. Mọi email đóng góp xin gửi về [email protected]
Từ Việt Nam, nghệ sĩ Thanh Sang kể lại kinh nghiệm của mình trong sinh hoạt sân khấu cải lương: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)
Và nghệ sĩ Minh Cảnh hồi tưởng về những ngày vàng son trên sân khấu cải lương: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)
Từ Pháp Quốc, nghệ sĩ lão thành Bích Thuận luôn hoài niệm về sân khấu cải lương, và cảm kích trước sự ngưỡng mộ của khán, thính giả dành cho chị.
Tâm trạng của nghệ sĩ Bích Thuận khiến chúng tôi liên tưởng tới mấy vần thơ của soạn giả Văn Hà ở Calgary, Canada, trong bài vọng cổ do ông sáng tác tựa đề “Xuân Về Trên Đất Lạnh”, như sau:
Xuân về tuyết lạnh vây quanh, Nhưng lòng ai vẫn ấm tình quê hương, Quê nhà chín nhớ, mười thương, Thương hàng cau rũ, nhớ vườn trầu xanh.
Quý vị đang nghe giọng ca của Hồng Nga qua bản Xuân Đất Khách của soạn giả Viễn Châu.
Chương trình Cổ Nhạc xin dừng lại ở đây. Thanh Quang cảm ơn tất cả soạn giả, nghệ sĩ vừa đóng góp trong chương trình hôm nay. Và trước thềm Xuân Bính Tuất, xin kính chúc quý thính giả cùng gia quyến tràn đầy Phước, Lộc Thọ.
Nguồn: https://www.rfa.org/vietnamese/news/programs/TraditionalMusic/CaiLuongPerformersCelebrateTet_TQuang-20060130.html