Tiếng Hát Thái Thanh Trong Dòng Nhạc Đạo Ca

Dương Kinh Thành
24/3/2010

Cho đến hôm nay, đã hơn một ngày tuần sơ thất của  cố ca sĩ Thái Thanh ( 1934 – 2020 ). Bà tên thật là Phạm Thị Băng Thanh ( Để  gần gũi hơn  xin phép  được gọi bằng Bà), sinh ngày 5/8/1934, từ trần ngày 17/3/2020 tại Quận Cam, California, Hoa kỳ, hưởng thọ 86 tuổi. Tiếc rằng trong cáo phó của gia đình không có thông tin ngày giờ  tẩn liệm và nơi an táng hoặc hỏa táng. Dù biết rằng bà ra đi giữa  cơn đại dịch Covid 19, gia đình cũng tùy thuận  miễn phúng viếng, nhưng  những chi tiết đó  giúp cho những người ái mộ phương xa có đủ thông tin để tưởng niệm và  nhất tâm cầu nguyện cùng gia đình. Bài viết này  cũng cố  trông đợi cho đến ngày sơ thất hôm nay ( nếu gia đình có  tổ chức  cúng theo nghi thức PG ) mới có thể nói lên  một vài cảm nhận  về tiếng hát của bà, đặc biệt có ít nhiều liên quan đến Phật giáo chúng ta.


Cố ca sĩ Thái Thanh trong sự nghiệp ca hát của mình ít thấy có nhiều sự kiện liên quan đến Phật giáo nhưng chỉ một vài chi tiết  thôi cũng đủ ghi đậm hình ảnh của Bà đối với những  bái hát có liên quan đến  hệ  tư tưởng của Phật giáo. Các đây ít năm , người viết bài này có nói đến  tiếng hát của bài  cùng với Ban hợp ca Thăng Long  qua bài  hát bất hủ  “Phật Giáo Việt Nam” của nhạc sĩ Lê Cao Phan thu thanh trong dĩa nhựa Sóng nhạc  trước năm 1975 (bài “Ước Mơ Nhỏ, Niềm Vui Lớn “). Chỉ một giọng ca của Bà cất lên trong bài hát này mà các giọng ca còn lại trong Ban  Thăng Long (Hoài trung, Thái Hằng, Hoài Bắc-tức Phạm Đình Chương, và Khánh Ngọc) như đã làm nền theo phong cách hòa âm  có nghệ thuật cao. Điều mà ngày nay, dù chúng ta đã có nhiều  dàn hợp xướng, họp ca bài “Phật Giáo Việt Nam” mà nghe vẫn như chưa toát lên hết sự khẳng khái và cương nghị của PGVN như cách hát của Bà khi ấy, dù rằng âm thanh  ngàn nay đã có tiến bộ rất nhiều. Bài hát đó với giọng ca của Bà còn là một phần kỷ niệm rất lớn đối với những người con Phật thời ấy vào các ngày  đại lễ của Phật giáo trên sóng phát  và truyền hình, trong đó có tuổi thơ người viết.(Đính kèm mp3 bài PGVN do Thái Thanh và Ban Thăng Long hát).


Ban Thăng Long

Tuy nhiên  dấu ấn lớn nhất và  cỏn là sự kiện nổi bật trong sự nghiệp sáng tác của cố nhạc sĩ Phạm Duy ( 1921 – 2013 ) và  giọng ca của Bà là vào năm 1970, với  10 bài thơ thiền của nhà thơ Phạm Thiên Thư ( khí đó còn là tu sĩ PG )  được Phạm Duy phổ nhạc, lấy tựa đề “ 10 Bài Đạo Ca “, tất cà và duy nhật cũng  vẫn là giọng hát tuyệt vời của Bà thể hiện .

Tuyển tập 10 bài Đạo ca  ấy gồm : Đạo Ca thứ nhất: Pháp Thân, Đạo Ca Thứ hai: Đại Nguyện, Đạo Ca Thứ ba: Chàng Dũng Sĩ Và con Ngựa Vàng, Đạo Ca bốn: Quán Thế Âm, Đạo Ca năm: Một Cành Mai, Đạo Ca sáu : Lời Ru Bú Mớm Nâng Niu, Đạo Ca bảy: Qua suối mây Hồng, Đạo Ca tám : Giọt chuông cam Lộ, Đạo Ca chín: Chắp tay Hoa, và Đạo Ca mười : Tâm Xuân. Chưa kể trước và sau  tuyển tập Đạo Ca này , nhạc sĩ Phạm Duy còn phổ hơn 10 bài  thơ thiền khác của Phạm Thiên Thư cũng do tiếng hát Thái Thanh thể hiện như Em Lễ Chùa này, Đưa Em Tìm Động Hoa Vàng, Huyền Thoại Tên Một Vùng Biển, Loài Chim Bỏ Xứ, Gọi Em Là Đóa Hoa Sầu và nhất là bài hát Ngày Xưa Hoàng Thị hẳn nhiều thế hệ đã qua  đã được một lần được nghe qua.


Thiền sư Thích Nhất Hạnh trước đây và cả sau này cũng có nhiều ấn tượng mạnh về giọng hát của Thái Thanh và những năm 80 Bà cũng từng đem tiếng hát của mình đến Làng Mai  hát phục vụ. Thiền Sư Thích Nhất Hạnh có nói một câu rất sâu đậm ý nghĩa về giọng hát của Bà “ Nếu ta nghiêng mình lệch đi một tí, bình diện với thời gian thay đổi thì cô Thái Thanh đã ở bên kia tự bao giờ rồi, ví dụ năm ngàn năm về trước năm ngàn năm vế sau” ( Nguồn: Chánh Quán ).

Đó là những  dấu ấn  trong sự nghiệp ca hát của ca sĩ Thái Thanh có liên quan đến Phật giáo và chúng ta  vẫn tự hào  nói về điều đó mỗi khi nhắc đến  anh ca Thái Thanh – Tiếng Hát Vượt Thời Gian đã từng  thả những thanh âm,  thanh thoát của mình trên từng phím đàn có bóng dáng của những  Càn-Thát-Bà và chim ca -lăng-tần-già vút cao giữa trời mây.

Không gì hơn, với những người con Phật, xin góp lời cầu nguyện  hương linh Bà  an dựa chốn cửu phẩm liên đài. Tiếng hát Phật Giáo Việt Nam của Bà vẫn còn vang vọng đó đây, trên đất nước này.

Dương Kinh Thành

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây