Lịch sử đĩa hát ở Việt Nam – Đầu thời kỳ máy quay đĩa

Jason Gibbs
Viết cho BBC Tiếng Việt
25 tháng 1 2018


Máy quay đĩa gramophone của Emile Berliner năm 1887

Máy quay đĩa gramophone chiếm thị trường máy thu thanh nhờ hai sự cải tiến. Thứ nhất là bởi một cơ cấu lò xo với máy điều chỉnh để người thưởng thức không bắt phải quay đĩa thường xuyên. Thứ hai là kỹ thuật chế tạo đĩa phẳng được sản xuất nhiều bản sao hơn và chuẩn hơn.

Chín năm sau khi ông Edison sản xuất máy ghi âm trên ống xi lanh, năm 1887 Emile Berliner sáng chế một máy quay đĩa phẳng và ngang. Máy này được gọi là gramophone dần dần thay thế máy ống xi lanh. (Chữ gramophone gốc từ tiếng Hy Lạp – gramma có nghĩa “chữ” và phone có nghĩa “tiếng”). Máy quay đĩa gramophone chiếm thị trường máy thu thanh nhờ hai sự cải tiến. Thứ nhất là bởi một cơ cấu lò xo với máy điều chỉnh để người thưởng thức không bắt phải quay đĩa thường xuyên. Thứ hai là kỹ thuật chế tạo đĩa phẳng được sản xuất nhiều bản sao hơn và chuẩn hơn.


Chúng ta bắt đầu nhìn vào việc thu thanh nhạc của người Việt trong bối cảnh thuộc địa theo một nền thương mại có tầm kích thước quốc tế và đế quốc.


Bìa tạp chí La dépêche coloniale (31/12/1905) với cận cảnh bên phải

Bìa tạp chí La dépeche coloniale cuối năm 1905 vẽ một bức tranh để quảng cáo Exposition Coloniale de Marseille (Hội chợ Thuộc địa ở Marseille) miêu tả mối quan hệ không bình đằng đối với các xứ thuộc địa và mẫu quốc Pháp. Các dân tộc bị thuộc địa hóa mặc quốc phục (hay không ăn mặc thứ gì) hiến công sức và nguyên vật liệu cho nước Pháp tượng trưng hóa bằng nàng Marianne mặc vải trắng ngồi trên ngôi. Nhưng ông quan người Việt, mặc áo đen, mang quyển tư liệu dưới cánh tay trai, là đồ biếu tượng của một nền văn minh cổ và phong phú đáng nghiên cứu và bảo tồn. Như vậy, nước Pháp được hưởng vật tư từ lực lượng nông dân lao động, nhưng cũng được hưởng một nền văn hóa vừa xa lạ, vừa bí hiểm. Người bản xứ có học thức cộng thêm văn hóa đặc sắc của mình vào nền văn hóa dồi dào của Đại Pháp.

Máy quay đĩa và đĩa hát bắt đầu thành một công việc kinh doanh lớn trong những năm cuối thế kỷ 19 và đầu 20 khi các công ty quốc tế được lập ra – Columbia Phonograph Company (xuất thân từ công ty của Thomas Alva Edison) năm 1887 ở Mỹ, Société Pathé Frères ở Pháp năm 1896, Gramophone Company ở Anh năm 1898, Victor Talking Machine Company ở Mỹ năm 1901, Lyrophon ở Đức năm 1901, Odeon ở Đức năm 1903, và Beka ở Đức năm 1905.

Sự việc khởi đầu của các công ty sản xuất máy hát, đĩa hát là khai thác thị trường của đất nước mình. Mục đích của việc thu âm nhạc là kích thích người yêu nhạc mua các kiểu máy quay đĩa. Như vậy các công ty phải sản xuất đĩa hát theo sử thích của dân các địa phương. Các công ty bắt đầu khai thác và cạnh tranh với nhau trong các nước Mỹ và Châu Âu. Nhưng sao đó ít lâu các công ty bắt đầu đến với các thị trường xa xôi hơn, như vậy họ tổ chức các cuộc viễn chinh đi các nước xa xôi ở Châu Á.

Cuộc viễn chinh đầu tiên và nổi tiếng nhất là của ông Fred Gaisberg thực hiện cho hãng Gramophone năm 1902-1903. Gaisberg là một người sản xuất đĩa tiền phong đã từng thu âm giọng các ngôi sao sân khấu opera danh tiếng nhất như Enrico Caruso, Feodor Chaliapin, Beniamino Gigli, Nellie Melba, Adelina Patti, và Francesco Tamagno từ năm 1898. Tháng 11 1903 ông đến Calcutta (Kolkata), Ấn Độ rồi ông đi tiếp đến Nhật Bản, Thượng Hải, Hồng Kông, Singapore, Thái Lan và Burma (Miến Điện). Trong cuộc viễn chinh này ông đã thu hơn 1500 bản âm thanh.

Năm 1904 hãng Columbia cũng tổ chức một cuộc thu thanh viễn chinh ở Miến Điện và Phi Luật Tân. Năm 1905 hãng Beka, mới lập ra cũng thực hiện một cuộc viễn chinh thu đĩa. Beka là tên gọi ghép họ của hai người thành lập công ty là Heinrich Bumb (chữ B phát âm Bê) và Carl König (chữ K phát âm Ka). Chính ông Bumb tham gia “Die große BEKA-Aufnahme Expedition” (Đại viễn chinh ghi âm Beka) đến các xứ Ấn độ, Nam Dương, Trung Quốc và Nhật Bản.

Ngày 25 tháng 6 1907 hai hãng Gramophone và Victor ghi hợp đồng không cạnh tranh với nhau toàn cầu mà dành xứ Đông Dương (“Annam, Cochin China, Tongking, Cambodia” tức Trung Kỳ, Nam Kỳ, Bắc Kỳ và Khmer) cho hãng Victor. Nhưng Victor không lợi dụng quyền này để khai thác vùng này đến năm 1924.

Các công ty này đến với nhạc Châu Á chỉ có mục đích khai thác và lợi dụng sở hữu trí tuệ của các xứ bị coi như lạc hậu. Như dù thế nữa, kết quả của các cuộc viễn chinh là họ tạo nên, theo nhà nghiên cứu Pekka Gronow, “kho lữu trư âm thanh lớn nhất” (greatest sound archive) của nhạc toàn cầu.

Cửa hàng tổng hợp J. L. Simon quảng cáo “Máy quay đĩa vật sáng chế tuyệt vời nhất của thế kỷ”

Xứ Đông Dương từng có máy quay đĩa gramophone từ trước năm 1905. Cửa hàng tổng hợp J. L. Simon ở 85 rue du Commerce (phố Lý Thường Kiệt), Hải Phòng quảng cáo “Máy quay đĩa vật sáng chế tuyệt vời nhất của thế kỷ” (Le Gramophone la plus merveilleuse invention du siècle). Máy này biết “hát, nói, và chơi mỗi thứ đàn” (chante, parle, et joue tous les instruments).

Chắc là hãng Pháp Pathé Frères là công ty đầu tiên thực hiện việc thu đĩa cho thị trường Đông Dương. Henri Lachappelle và M. Saife đã thu thanh ở Ấn Độ năm 1908 rồi đi tiếp đến Đông Dương năm 1908 hay 1909. Khi thu âm nhạc ở Đông Dương hãng Pathé không chỉ có mục đích thương mại. Họ cũng quan tâm đến việc thể hiện và bảo tồn di sản của Đại Pháp. Trong các bản ghi âm này một số được thực hiện với mục đích khoa học với sự hợp tác của Archive de la parole (Văn khố của lời nói) và Musée de la parole et du geste (Bảo tàng của lời nói và điệu bộ).

Mục quảng cáo của hiệu A. Messner trên báo Nông cổ mín đàm 22 tháng 3 1910

Bằng chứng sớm mà tôi được tìm thấy về việc buôn bán đĩa nhạc Việt là mục quảng cáo của hiệu A. Messner trên báo Nông cổ mín đàm 22 tháng 3 1910. Alfred Messner (1880-1943) là một nhà thương mại Pháp lâu năm ở xứ Đông Dương từng sinh hoạt ở các ngành nhà hàng, khách san, điện ảnh, điện tử, dụng cụ nội trợ, v.v. Năm 1910 ông có ba cửa hàng ở 50-52-54 Boulevard Charner (đường Nguyễn Huệ), Sài Gòn, 81 rue Marins (đường Trần Hưng Đạo), Chợ Lớn và ở rue Quai de l’Arroyo (đường Ba Mươi Tháng Tư?) ở Mỹ Tho.

Cửa hàng ông “có nhiều thứ máy hát nói [và] bản Annam, ở bên Lang-sa đã gởi đến rồi; có 100 bản hát khác nhau, và hát hay hơn hết.” Như vậy đã có công ty thu nhạc ở Việt Nam trước đây, gửi bản âm đến Pháp (Lang-sa) để sản xuất, rồi gửi về Việt Nam để bán. Các đĩa có hai mặt, như vậy không biết “100 bản hát” có nghĩa 100 đĩa hay 100 mặt đĩa. Thời máy quay đĩa 78 tua, mỗi mặt đĩa chỉ có thời khoảng 3 phút. Hai điều nữa khó biết được là hãng đĩa thu âm nhạc / tác phẩm nào, và có đĩa nào còn tồn tại đến bây giờ? Mục quảng cáo chỉ có viết rằng cửa hàng bán đĩa “hát tiếng Lang-sa, tiếng các-chú [tức khách trụ nghĩa là Trung Quốc), tiếng An-nam và tiếng Cao-mên [tức Khmer].”


Image caption Quảng cáo bán đĩa hiệu Lyrophone trên báo Nông cổ mín đàm

Vài tháng sau, ngày 3 tháng 5 1910, cửa hàng của ông quảng cáo trên báo Nông cổ mín đàm rằng sẽ cho bán đĩa hiệu Lyrophone (tức là hãng Lyrophon của Đức) “ở bên Langsa gởi lại.” Lời quảng cáo ngọt ngào cho biết rằng đĩa mới này “lâu hư, hát rõ ràng, nghe thảnh thót.” Theo công trình nghiên cứu của James Mitchell về lịch sử đĩa hát ở Thái Lan, thì hiệu Lyrophon đã đến thu thanh ở Thái Lan tháng 12 năm 1909. Chắc họ cũng đến Đông Dương trong chuyến đi ấy.


Phonographische Zeitschrift tháng 1 1913. Hãng Lyrophon ở Berlin, Đức quảng cáo “tiết mục tất cả ngôn ngữ dân tộc” (Repertoir in allen Kultursprachen). Trong mục này có danh sách 39 thứ tiếng – ở bên phải có “Anamitisch” là tiếng Việt.

Số báo Nông cổ mín đàm của ngày 11 tháng 10 có mục “cao bạch” cho hãng A. Messner báo cáo rằng mới có “72 bản hát” của hiệu Pathé, lại có sắp có thêm đĩa tiếng Việt và tiếng Campuchia của hay hiệu Lyrophon và Odéon. Nghĩa là đến cuối năm 1910 thị trường Đông Dương đã có độ 200 đĩa hát khác nhau cho thính giả bản xứ mua.

Đến năm 1911 có thêm một hiện tượng quan trọng nữa là hãng Messner bắt đầu thu và sản xuất đĩa theo hiệu Société Phonique d’Extrême Orient (Hội Thanh âm Viễn Đông).


Một phụ nữ Việt đứng trước kèn máy hát trên mặt đĩa Société Phonique d’Extrême Orient

Mặt đĩa này có ba thứ tiếng và cho biết rằng đây là một công trình “Franco-Annamite” (Pháp-An Nam). Các chữ Trung Quốc 五倫明鑒 có nghĩa “Ngũ luân minh giám.” Có lẽ đó là hiệu cho người bản xứ (lúc bấy giờ gần như chữ Hán và chữ Quốc ngữ được thông dụng bằng nhau). Tôi chưa được nghe đĩa này, như vậy tôi chỉ được đoán rằng mặt đĩa này trích một đoạn hát bội có tên “Sang-hậu Phạn Diêm khóc.”


Hiệu Sociéte Phonique d’Extrême-Orient

Trong Annuaire général administratif, commercial et industriel de Indo-Chine (Tổng hợp Danh bạ hành chính, thương mại và công nghiệp Đông Dương) (1911) cho biết chương trình thương mại của công ty mới này ở số 93 rue Catinat (đường Đồng Khởi) làm “sản xuất và bán đĩa cho máy hát” (fabrication et vente de disques pour phonographes) bằng thứ tiếng “Việt, Khmer, Trung Quốc và mỗi tiếng địa phương Trung Quốc” (Annamites, Cambodgiens, Chinois et tous dialectes de l’Extrême-Orient).

Một điều đặc điểm là đĩa của hiệu Sociéte Phonique d’Extrême-Orient được chế tạo bằng chất ebonite, là cao su làm cho cứng và lưu hóa. Đĩa hát 78 thường thường được sản xuất bằng chất sen-lắc (shellac, tức nhựa cánh kiến chỉ có ở Ấn Độ). Thực ra đĩa ebonite được bền, nhưng qua trình in đĩa rất khó, như vậy đĩa bằng cao su không bao giờ thành thông dụng. Hiệu Sociéte Phonique d’Extrême-Orient chỉ quảng cáo trên tờ báo như Nông cổ mín đàm và Lục tỉnh tân văn độ sáu tháng. Hình như ông Messner cũng không đến với việc bán máy hát và đĩa lâu hơn nữa. Trong bối cảnh thuộc địa các công ty cổ phần đầu cơ bị thất bại là một chuyện thường. Có lẽ ông Messner bán đĩa dự trữ và tên hiệu cho người khác. Công ty này mới đăng thông cáo phá sản năm 1926.

Hiệu A. Messner có đối thủ cạnh tranh lớn là hãng tạp hóa J. Berthet ở 68 Boulevard Charner (cũng gọi là đường Kinh-Lấp, hiện nay là đường Nguyễn Huệ). Jules Berthet là một người Pháp từ đảo Corse từng lập công ty này ở Sài Gòn từ 1887. J. Berthet đại diện cho hãng đĩa Pathé bắt đầu quảng cáo trên trang báo Lục tỉnh tân văn tháng 12 1910.


Hãng tạp hóa J. Berthet ở 68 Boulevard Charner

Mục quảng cáo được minh họa với một bức tranh có một máy quay đĩa Pathéphone trên một con rồng. Phía trước có đám đồng người Việt đón nghe một câu lục bát (Noi theo chéo áo bạn vàng. / Dầu sanh dầu từ mình nàng mà thôi.) Họ nhấn mạnh rằng máy của hiệu Pathé là “quí hơn hết và danh tiếng hơn hết.” Thực ra ở xứ Việt lúc bấy giờ chỉ có đến 1000 người Việt với khả năng mua một máy Pathéphone. Nhưng máy này là một xả xỉ phẩm như mua máy điện thoại đắt và hiện đại nhất hiện nay.


 Máy Pathéphone

Chúng ta được biết rất ít về cách thưởng thức nhạc qua máy đĩa ở Việt Nam xưa. Số lượng người bản xứ có đủ tiền để mua các mày này nhất định bị hạn chế. Chắc chỉ có quan chức lớn hay nhà doanh nghiệp Việt và Việt gốc Hoa. Nhưng trong tranh vẽ ở trên máy hát cũng có vai trò xã hội. Dân của các lớp xã hội xum họp để nghe nhạc, lắm lần bên ngoại các tiệm bán máy hát. Lúc bấy họ đón nghe nhạc bản xứ, nhạc Trung Hoa và chắc nhạc Tây nữa.

Đến năm 1914 cửa hàng J. Berthet thành Berthet, Charrière & Compagnie quảng cáo “tại hãng có hơn triệu đĩa hát đủ các thứ tiếng.” Họ vẫn bán các thứ tiếng ở trên nhưng họ phận biệt giữa hai loại tiếng Việt “An-nam” và “Bắc kỳ,” và ba loại tiếng Trung Quốc là “Ế-mừng” (tức Amoy là tiếng Phúc Kiến), “Xao-thảo” (tức Shantou là tiếng Sán-Đầu) và “Triều-châu” (tức Teochow).


Quảng cáo đĩa hát năm 1914 của hãng Berthet

Đầu năm 1915 hãng Berthet, Charrière và Công-ty cũng quảng cáo một bộ máy đôi quay đĩa (phần dưới cùng ở giữa). Thứ máy này rất tiện cho người muốn một bộ gồm nhiều đĩa tiếp nhau như khi thu hát bồi chẳng hạn. Mục quảng cáo này cũng bảo rằng “dĩa cũ sẽ đổi dĩa mới được.” Như vậy rất tiện cho người tiết kiệm, nhất là khi đổi những đĩa hư. Nhưng nhiều khi các đĩa này bị xay để tái chế chất sen-lắc. Vì thế rất ít đĩa từ thuở ấy còn được tồn tại.

Ngoài một hãng lớn như Berthet, Charrière và Công-ty có một số công-ty khác cũng bán máy và đĩa hát cho đồng bào mình. Bazar Saïgonnais của Auguste Courtinat ở 96 rue Catinat (lập từ năm 1885) cũng là một cửa hàng lớn bán máy và đĩa hát. Tiệm Tắc Ly ở 83 rue Catinat bán đĩa hát tiếng Việt, Trung Quốc và Pháp. (Đến những năm 1920 cửa hàng Tắc Ly dọn đến 97-99 boulevard Charner (Nguyễn Huệ)).


Tiệm Cẩm Vinh Thanh năm 1910 ở Rạch Giá

Năm 1910 ở Rạch Giá có tiệm Cẩm Vinh Thanh bán máy và đĩa hiệu Pathé bằng “tiếng Các-chú, Annam và Đàng-thổ (một tên gọi không lịch sự cho dân Khmer). Như vậy đến năm 1910 máy quay đĩa chắc có mặt ở khắp lục tỉnh và các thành phố lớn ở miền Trung và miền Bắc.

Từ năm 1909 đến thời Đại chiến Thế giới thứ nhất thì bốn hiệu đĩa Pathé, Lyrophon, Odéon và Société phonique d’Extrême Orient chắc đã sản xuất mấy chương trình đĩa khác nhau. Nhưng hiện nay có vẽ như các đĩa ấy bị mất luôn. Ở trang web Gallica [http://gallica.bnf.fr/] của Thư Viện Quốc Gia đã giữ lại bốn đĩa Pathé thực hiện cho Archives de la Parole bao gồm: Pathé 44.082 “Hát hãm” (hát ả đào); ; Pathé 44.539 “Huê tình” (hát xẩm); Pathé 44.553 “Nhà trò” (hát ả đào). Các đĩa đã thu nhạc dân gian miền Bắc.

Các đĩa này có giá trị chủ yếu cho các nhà nhân loại học, ngôn ngữ học hay dân tộc nhạc học. Chúng không chứng minh sự phát triểu của một thị trường đĩa hát đáp nhu cầu giải trí của dân nghe. Chắc chắn các công ty cũng thu các loại kịch trường, thi ca, văn chương (Kiều, Lục Văn Tiên, v.v.), và trò hè dân gian. Chúng ta chỉ biết rằng ở khắp xứ Việt đã người bán và mua máy và đĩa hát.

Bốn công ty Sociéte Phonique d’Extrême Orient, Pathé, Odéon và Lyrophon đã xuất bản bao nhiêu đĩa khác nhau ở Đông Dương trước Đại chiến Thế giới Thứ nhất? Tối thiểu là độ 200 bản, nhưng cũng có thể đã từng có nhiều hơn – đến 500 đĩa khác nhau. Thông tin về các đĩa hiếu quá, và chính các đĩa còn hiếm hơn. Tại sao rất ít đĩa được tồn tại? Chắc vì các yếu tố như khí hậu và nổi loạn. Một lý do nữa là kho các công ty và lưu trữ không giữ lại các tư liệu. Việc tái chế sen-lắc cũng làm cho nhiều đĩa bị mất luôn. Khi đĩa mới đến thì các đĩa cũ không nghe hay bằng, nhất trong khi kỹ nghệ thu âm đang phát triển.

Năm 1914 chiến tranh bụng nổ ở Châu Âu với hai nước Pháp và Đức đánh nhau. Trên toàn cầu thì việc thu âm và xuất bản đĩa giảm sút rất nhiều. Một điều tất nhiên là lúc bấy giờ các công ty Đức như Odéon và Lyrophon không thể làm việc ở Đông Dương. Tôi cũng nghĩ rằng hiệu Pathé ngừng sinh hoạt ở Việt Nam đến những năm đầu 1920. Dù thế nữa, đến năm 1919 hãng Berthet, Charrière et Cie. vẫn tiếp quảng cáo về triệu đĩa bằng mỗi thứ tiếng trong kho.

Đến những năm 1920 nền kinh doanh thu và bán đĩa ở Việt Nam sẽ thành chuyên nghiệp hơn và thịnh vượng hơn. Từ khi ấy thì âm nhạc và kịch trường Việt Nam bắt đầu có các ngôi sao được thu âm trên nhiều đĩa. Những năm này là giai đoạn vàng son của đĩa hát với thêm những hãng quốc tế đến khai thác nhạc Việt Nam.

Jason Gibbs

Nguồn: http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-42745651

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây