Hình Ảnh Người Lính Khác, Trong Nhạc Nguyễn Văn Đông

Du Tử Lê
11/2009


Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông

Chúng ta có thể nói mà, không sợ sai lắm rằng, dân tộc nào cũng có cho riêng mình, một bài “Chiêu hồn tử sĩ.” Tử sĩ, những người lính trải qua nhiều thời kỳ, chết cho quê hương, tổ quốc họ. Do đó, ngay cả thời bình, hình ảnh người lính cũng xuất hiện rất thường, trong thi ca và, trong âm nhạc. Huống hồ chi, nếu đất nước đó, lại là một đất nước chìm, đắm triền miên trong chiến tranh.

Chân dung người lính, nói một cách đơn giản; hoặc còn được gọi một cách văn vẻ là “chinh phu,” “chinh nhân” hoặc, “chiến sĩ”… được mô tả như thế nào(?) ra sao(?) thì, chúng tuỳ thuộc cảm quan từng tác giả. Chúng không nhất thiết phải giống nhau, hay chỉ có một diện mạo. Thí dụ nhạc sĩ Lê Thương, người đã cống hiến cho nền tân nhạc Việt Nam, một trường ca bất tử: Trường ca “Hòn vng phu.”


Với trường ca này, chính họ Lê cho biết, được gợi hứng từ tác phẩm “Chinh ph ngâm khúc” của bà Đoàn Thị Điểm. Nên, người lính trong “Hòn vng phu” của Lê Thương là một “chinh phu.”

Ở một số nhạc phẩm của nhiều nhạc sĩ khác, thì người lính trong ca khúc của họ, lại được gọi một cách dung dị, là “binh sĩ.” Thí dụ hình ảnh người lính trong ca khúc “Ly rưu mng” của nhạc sĩ Phạm Đình Chương. Một ca khúc như viên ngọc quý, càng ngày càng “lên nước” với thời gian. Trong ca khúc mà chúng ta thường được nghe trong mỗi độ xuân về, họ Phạm cũng đã dành một vị trí trân trọng cho người lính, qua câu nhạc:

“…Rót thêm tràn đy chén quan san / chúc ngưi binh sĩ lên đàng / chiến đu công thành / sáng cuc đi lành / mng ngưi vì Nưc quên thân mình.” (1)

Một trong những bất hạnh lớn của dân tộc và, đất nước Việt Namlà thường xuyên chìm, đắm trong chiến tranh, ly tán! Vì thế, hầu như nhạc sĩ nào của 20 năm văn học, nghệ thuật miền Nam, ít hay nhiều, cũng đã ghi nhận hình ảnh người lính. Hình ảnh ấy có thể thấp thoáng hoặc, rõ nét. Đích danh.

Vì vai trò của người lính ở đâu, giai đoạn nào, cũng vẫn là cái nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, hy sinh để bảo vệ quê hương, bảo vệ nòi giống; nên chân dung người lính thường được mô tả một cách hào hùng, lẫm liệt như hình ảnh người lính trong ca khúc “Bit kinh kỳ” (nhạc Minh Kỳ, lời Hoài Linh):

Bn ơi! Khi nào ai hi đến tên tôi / đi tôi lính chiến cánh chim tung tri / ngày nào khi đt nưc hết binh đao / gia đoàn hùng binh có tôi đi hàng đu / tr v thành đô nm tay ta mng nhau.”

Hoặc lãng mạn, mang tính biểu tượng cực tả, như hình ảnh người lính, trở thành thương binh, trong ca khúc “Ngày tr v” của Phạm Duy: “Ngày tr v có anh nông phu chng nng cy ba / vì thương yêu anh nên ngày tr v / có con trâu xanh hết lòng giúp đ…”

Ở một cực khác, cực đối nghịch, cũng với Phạm Duy, trong ca khúc “K vt cho em” (thơ Linh Phương,) thì, chân dung người lính lại là:

“Em hi anh, em hi anh bao gi tr li / xin tr li, xin tr li mai mt anh v / anh tr v có th bng chiến thng Pleime / hay Đc Cơ, Đng Xoài, Bình Giã / anh tr v, anh tr v hàng cây nghiêng ng / anh tr v có khi là hòm g cài hoa / anh tr v trên chiếc băng ca / trên trc thăng sơn màu tang trng /..…/ Anh tr v chiu hoang trn nng / Poncho bun lim kín hn anh / anh tr v b tóc em xanh / chít khăn sô lên đu vi vã…em ơi!”

Trong 20 năm tân nhạc miền Nam, Việt Nam, Nguyễn Văn Đông cũng là một nhạc sĩ nổi tiếng không chỉ với một hai ca khúc viết về người lính mà, với hầu hết những ca khúc ông viết về đề tài này.

Những ca khúc làm thành tên tuổi ông như ca khúc “Phiên gác đêm xuân,” ông sáng tác đêm giao thừa 1956, khi đang đóng quân ở khu 9, Đồng Tháp Mười. Hai ca khúc nổi tiếng khác của họ Nguyễn cũng được ra đời sau đó, là ca khúc “Chiu mưa biên gii,” khi ông đóng quân gần biến giới Việt – Miên và “My dm sơn khê,” khi đồn trú ở vùng cao nguyên trung phần.

Nhưng chân dung hay, hình ảnh người lính trong các ca khúc vừa kể của Nguyễn Văn Đông, tuy cũng đậm tính thơ mộng…Nhưng đó là cái thơ mộng dung dị, nhân bản, gần với đa số, với đám đông, những người lính vô danh.

Ông không vẽ chân dung người lính của ông bằng hình ảnh hào hùng lẫm liệt, như hai nhạc sĩ Minh Kỳ và Hoài Linh. Người lính trong ca khúc của Nguyễn Văn Đông có thể đi ở hàng…cuối chót, của đoàn quân chiến thắng trở về thủ đô – – Thậm chí, họ cũng có thể vắng mặt trong những cuộc duyệt binh, mừng thắng trận; khi ông viết:

“Đón giao tha mt phiên gác đêm / chào xuân đến súng xa vang rn / xác hoa tàn rơi trên báng súng / ng rng pháo tung bay, ng đâu hoa lá rơi /…? Ưc mong nhiu đi không by nhiêu / vì mơ ưc trng như mây chiu / ti duyên ngưi năm năm tháng tháng / mong ch ánh xuân sang, ng đâu đêm c đi / Chn biên thuỳ này xuân ti chi? / tình lính chiến khác chi bao ngưi / nếu xuân v tang thương khp li / thương này khó cho vơi, thì đng đến xuân ơi! (Trích “Phiên gác đêm xuân.”)

Ông cũng không khẳng định người lính của ông phải là người tạo được những chiến thắng lẫy lừng, như chiến thắng Pleime, Đức Cơ… mà, chỉ là những cá nhân bình thường, với những tâm tình, những khát khao, nhớ thương đời thường:

V đâu anh hi mưa rơi chiu nay / Lưng tri nh sc mây pha hng / đưng rng chiu cô đơn chiếc bóng / ngưi tìm v trong hơi áo âm / gi nim xa xăm/ Ngưi đi khu chiến thương ngưi hu phương / thương màu áo gi ra sa trưng / lòng trn còn tơ vương khanh tưng / thì đưng trn còn mưa bay gió cun / còn nhiu anh ơi!” (Trích “Chiều mưa biên giới.”)

Ông cũng không quả quyết rằng, người lính của ông sẽ trở về bằng một chiếc  quan tài có “cài hoa.” Mà, chân dung người lính trong nhạc Nguyễn Văn Đông là một chân dung bình dị, không qúa đặc biệt. Không ngoại lệ. Đó là một con người như bất cứ một con người nào thuộc về đám đông. Vì ngoài bổn phận người lính, thì trong thẩm sâu của tâm hồn người lính, vẫn là một con người (như mọi người,) với cá tính, rung động, cảm nhận chân thật khi đối đầu, cọ sát với thực tế và vận mệnh chung của dân tộc:

“Anh đến thăm, áo anh mùi thuc súng / ngoài mưa khuya lê thê, qua ngàn chn sơn khê / non nưc ơi, hn thiêng ca núi sông / kết trong lòng thế h, nghìn sau ni nghìn xưa / Bao ưc mơ gia khung tri phiêu lãng / ch mùa xuân tươi sáng, nhưng mùa thm chưa sang / anh đến đây ri anh như bóng mây / chn phương tri m lnh, hoà chung mái nhà tranh / Anh như làn gió, ham ngưc xuôi theo đưng mây / tóc tơi bi lng gió bn phương / nưc non còn đó, mt tc lòng / không m xoá cùng năm tháng / my ai ra đi hn v / dt nt tơduyên…” (Trích “Mấy dặm sơn khê.”)

Nhạc sĩ Hoàng Thi Thao, một người gắn bó với sinh hoạt âm nhạc tự những năm giữa thập niên 1950, khi ông còn rất nhỏ, cho biết, người đầu tiên trình bày ca khúc “Chiều Mưa Biên Giới” của Nguyễn văn Ðông là ca, nhạc sĩ Trần Văn Trạch. Họ Trần mang ca khúc này qua Pháp trình diễn. Khi trở về Saigòn, vào đầu năm 1960, tại rạp Hưng Ðạo, cùng với nữ ca sĩ Thái Thanh, ông đã trình bày ca khúc ấy với ban Ðại Hòa Tấu do nhạc trưởng Nghiêm Phú Phi điều khiển.

Bên cạnh đó, theo một bản tin được phổ biến trên trang mạng Bách Khoa Toàn Thư Mở Wikipedia thì, sau khi hai ca khúc “Chiu mưa biên gii” và “My dm sơn khê” của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông được bằng hữu trong giới, trân trọng giới thiệu với quần chúng, tác giả đã gặp nhiều khó khăn từ Bộ Thông Tin Saigòn… Cụ thể, năm 1961, bộ này đã ra quyết định cấm phổ biến hai ca khúc vừa kể với lý do: Nội dung “phản chiến!” Có thể đưa tới sự sa sút tinh thần của những người lính trấn đóng ở những vùng hẻo lánh, núi non, biên giới…

Hôm nay, nhìn lại, người ta thấy, nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông không chỉ cho những người yêu nhạc của ông, một chân-dung-khác về người lính miền Nam Việt Nam, 20 năm. Mà, ở nhiều ca khúc còn lại, ông vẫn trung thành với cảm nhận rất nhân bản, rất con người của mình. Dù cho hình ảnh hay, chân dung của người lính, trong ca khúc của họ Nguyễn, không được chính quyền thời đó, chấp nhận.

Du Tử Lê
11/2009

Chú thích:

(1)Nhạc sĩ Phạm Đình Chương từng ghi lại trong tuyển tập nhạc nhan đề “Phạm Đình Chương, Ly rượu mừng,” do Phạm Thành xuất bản tại Hoa Kỳ, 1991, thì: Ca khúc “Ly rượu mừng” được ông sáng tác năm 1955 tại Saigòn. Để đăng tải trong Giai phẩm Xuân Đời Mới; theo yêu cầu của cụ Trần Văn Ân và, nhà văn quá cố Nguyễn Đức Quỳnh, là hai người chủ trương báo này.

Nguồn: http://www.nguoi-viet.com

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây