Dương Kinh Thành
Đờn Ca Tài Tử (ĐCTT) được UNESCO chính thức ghi danh ngày 5/12/2013, ngày 11/2/2014 đã trao quyết định công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại.
Cao Văn Lầu
Đây là một trong 8 di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam được UNESCO công nhận và là duy nhất của Nam Bộ sau Nhã Nhạc Cung Đình Huế (2003). Không Gian Cồng Chiêng Tây Nguyên(2005), Dân ca Quan Họ Bắc Giang-Bắc ninh(2009), Ca Trù(2009), Lễ Hội Thánh Gióng (2010), Hát Xoan (2011), Lễ Hội Hùng Vương (2012).
ĐCTT là một trong những khía cạnh văn hóa và đời sống của người dân Việt được un đúc từ trong tư tưởng nhân văn của Phật giáo, đã thể hiện rõ nét nhất. chứng minh cho sức sống hơn hai ngán năm tồn tại trên mãnh đất Tiên Rồng này. Chưa nói đến loại hình nghệ thuật Nhạc Lễ và Hát Bội đặc sắc của Nam Bộ, bởi vì có Nhạc lễ mới có Hát Bội, có Hát Bội mới có Cải Lương mà nếu nói vui theo khẩu khí của những lão nông xưa là “ Nhạc Lễ là Cha Hát Bội, Hát Bội là Ông Nội Cải Lương”. Ở đây xin chỉ nói đến ĐCTT, từ ĐCTT mới phát sinh ra phong trào Ca Ra Bộ và từ nó phát triển lên cao thành bộ môn nghệ thuật Cài lương ngày nay.(1,2)
Vì vậy, nói đến ĐCTT cũng tức là nói đến Cải Lương, mà thẩm sâu hơn trong đó có cả Nhạc Lễ và Hát Bội Nam Bộ.
Như chúng ta biết, phong trào ĐCTT và Ca Ra Bộ hình thành và phát triển tự nhiên trong tuyệt đại bộ phận cư dân bình dân Nam Bộ từ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Trong bối cảnh đất nước đang chìm sâu trong đêm dài đô hộ của thực dân Pháp. Những giá trị văn hóa dân tộc và nếp sống đạo lý bản địa bị khuynh đảo trước làn sóng “Tây hóa“. Đặc biệt từ năm 1919, khi nước Pháp vừa bước ra khỏi cuộc thế chiến lần thứ nhất, vòng kềm tỏa đô hộ tại Việt nam nói chung và Nam Kỳ nói riêng được tăng cường tổng lực hơn. Thực dân Pháp lúc bầy giờ tự tin thế vững chắc về nhuộm tây hết nếp sống người Nam Bộ, nên cho du nhập nhiều sản phẫm văn hóa của “nước mẹ” nhiểu hơn, đặc biệt là chính sách ngu dân thâm độc. Triong bối cảnh đau thương của dân tộc như vậy, Phật giáo cũng cùng chung số phận hẩm hiu, chia sớt niềm tủi nhục với non sông đất nước. Những bài ca ĐCTT và Ca ra Bộ lúc này dùng rất nhiều điển tích cũng như gương sáng các bậc anh hùng, ca ngợi sự trinh trinh hiếu liệt của đạo lý phương đông, âm thầm gìn giữa ngọc sáng quê hương bên tiếng đờn giọng ca có pha đội chút xót xa thời mất nước.
Và ngay lúc này đây, vào đêm rằm (15 tháng 8) 1919, tại chùa Vĩnh Phước An (theo nhiều tài liệu), làng Vĩnh Hương, tổng Thanh Hòa, tỉnh Bạc Liêu (nay là phường 2 thành phố Bạc Liêu) nhạc sĩ Cao văn Lầu (1892 – 1976) đã cho ra đời bài hát đã trở thành bất hủ, được nhà sư Nguyệt Chiếu đặt tựa là Dạ Cổ Hoài Lang nhịp đôi-12 câu. Mượn nỗi niềm người cô phụ, và cũng là khúc đoạn trường của chính cuộc đời mình, đêm khuya nghe tiếng trống công phu chùa nhớ phu lang, thầm nhắn gởi với các phong trào yêu nước của các nghĩa quân một niềm tin son sắt.
Chùa Vĩnh Phước An
Cũng tại ngôi chùa này, người thầy của nhạc sĩ Cao văn Lầu là Nhạc Khị- người được tôn xưng là hậu tổ ĐCTT, đã đào tạo nên các học trò xuất sắc cùng với Ca Văn Lầu là Trịnh Thiên Tư, Mộng Vân, Ba Chột, Tư Bình…bên cạnh đó, người thứ hai luôn được nhắc đến chính là sư Nguyệt Chiếu – ngoài việc đã đặt tên cho bài Dạ Cổ Hoài Lang còn có công lớn chỉnh tu và lập hệ thống bài bản của Nhạc Lễ Nam Bộ. Sư Nguyệt Chiếu cũng là người thấy tạo nên tên tuổi cho nghệ sĩ Năm Nghĩa (Lư Hòa Nghĩa 1917 – 1959),Sanh Xía, Ba Khuê và Bảy Kiên- cũng từng là tu sĩ ở chùa Vĩnh Hòa có pháp danh Chơn Thành và là người được gọi là danh ca những năm đầu của thế kỷ XX..vv…
NS Năm Nghĩa
Năm 1927 từ căn bản bài Dạ Cổ Hoài Lang được nhạc sĩ Tư Chơi, tức soạn giả Huỳnh Thủ Trung đờn mở ra thêm nhịp tư với tựa đề bài hát Tiếng Nhạn Kêu Sương .
Năm 1934, thời kỳ vang danh nhất của bản Dạ Cổ Hoài lang nhịp tư, nghệ sĩ Năm Nghĩa lại phát triển nó lên gấp đôi, tức thành nhịp 8 với bài hát Văng Vẵng Tiếng Chuông Chùa. Đây cũng là bài cổ nhạc đầu tiên được thu vào đỉa than Béka (Asia) 78 tours do chính nghệ sĩ ca và được phát hành rộng rãi. Bắt đầu từ đây bản vọng cổ được thăng hoa, được nhiều soạn giả nhạc sĩ mở rộng nhịp 16, rồi 32, rồi dừng lại ở nhịp 64, tức là bài vọng cổ ngày nay chúng ta thường nghe, và là bài chủ đạo trong ĐCTT và sân khấu cải lương.
Bên cạnh những bài bản mang đậm tư tưởng Thưởng thiện phạt ác, quả báo luân hồi của nhà Phật và những vở cài lương thời kỳ ban đầu này cũng cùng chung chất liệu đạo dức đặc thù ầy như Quan Âm Thị Kính, Quả phụ Hàm oan, Nhân Quả Đời Anh, Khúc oan Vô Lượng, Hoa Rơi Cửa Phật, Nặng gánh Nợ Đời…nghệ sĩ Năm Nghĩa còn cho thu thanh nhiều bài ca nói về Phật, về Hiếu Đạo trên đài phát thanh và đỉa Béka, Asia nhằm đưa nghệ thuật đặc sắc của vùng đất Nam Bộ này có dịp lan nhanh và xa rộng .
Qua đó, chúng ta nhận thấy, thời buổi đen tối nhất của dân tộc cũng là lúc những hình thái văn hóa nghệ thuật hãy còn tiềm tàng và được hình thành, phát triển âm thầm trong những vùng xã hội thấp nhất, nơi của đa số người bình dân lam lũ cơ hàn. Và tất nhiên Phật giáo bao giờ cũng có mặt song hành với tất cà các diễn biến liên quan đó, vì những nơi thấp nhất, nghèo khó nhất, lạc hậu nhất thời mất nước, Phật giáo cũng có mặt, dù rằng thực dân luôn tỏ ra khoái chí cho đó là sách lược đẩy lùi Phật giáo ra xa các vùng đô thị thành công, mái chùa vẫn luôn là nơi che chở và là điểm tựa tinh thần rất quan trọng cho mọi người .
Nhạc Lễ, ĐCTT, Ca Ra Bộ và đặc biệt sự kiện ra đời của bài Dạ Cổ Hoài Lang, tất cả đều đều mang trong minh tinh thần Phật giáo, như máu và thịt liền nhau trên bước đường nuôi dưỡng ý chí, tinh thần dân tộc thiêng liêng. Sư hóa thân của Phật giáo trong mọi hoàn cảnh, trong mọi nghịch hay thuận duyên đều có những giác trị nhân văn sâu sắc.
Ngày nay, ĐCTT và Cải Lương chưa được văn hóa Phật giáo chúng ta chú ý và trân trọng, hoặc khai thác đúng mực; cá biệt có vị còn tỏ ra khinh miệt bởi vẫn còn tư tưởng “Tây học”, một di chứng thời mất nước. Điều này nếu là một người làm văn hóa văn nghệ Phật giáo sẽ nguy hiểm biết chừng nào.
Có thề nói , ĐCTT và Cài lương chính là gia sản có bàn tay và tinh thần Phật giáo gầy dựng nên. Với bề dày lịch sử thấm đậm tinh thần dân tôc của mình, Phật giáo có quyền tự hào về điểu này, có quyền khai thác triệt để những thành tựu của ĐCTT và Cải Lương mà chưa cò một tôn giáo nào trên đất nước này có thể mạnh tay hơn được. Trước nhất, có lẽ người ta còn e dè vì tính lịch sử cũng như giá trị nhân văn sâu sắc của ĐCTT vá Cải Lương. Hơn 100 năm qua, ĐCTT và Cải Lương tồn tại, văn hóa Phật giáo chưa bao giờ trực tiếp khai thác lợi điểm của mình để phổ cập công việc hoằng hóa. Sự thiếu vắng và nếu có là những méo mó của hình thái ĐCTT và Cài Lương trong văn hóa Phật giáo đã chứng minh điều này. Không phải chúng ta không có cán bộ văn hóa Phật giáo, nhiểu nữa là đằng khác, nhưng ghế có hạn mà người ngồi thì quá dư thừa cũng chẵng làm được gì cho khả quan hơn.
Qua việc ĐCTT được UNESCO công nhận là văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại, nhìn về văn hóa Pậht giáo chúng ta, người viết bây giờ mới thấm thía, chợt giật mình nhớ đến câu danh ngôn xứ người mà chắc rắng trong chúng ta ai cũng một lần được nghe qua: “Làm thầy thuốc mà sai là hại một mạng người, làm thầy địa lý mà sai là làm hại một dòng họ, làm chính trị mà sai là làm hại một đất nước, làm văn hóa mà sai là hại cả một thế hệ” (theo Wikiquote- Vương Dương Minh).
Kính chúc Festival Đờn Ca Tài Tử Quốc Gia lần thứ nhất-Bạc Liêu thành công tốt đẹp.
Giác Đạo- Dương Kinh Thành
Phần đọc thêm:
1- Vùng đất Nam Bộ được các chúa Nguyễn khai phá, cho di dân vào mở mang bờ cõi. Trong đoàn di dân ấy có nhiều thành phần khác nhau, kể cả người của phong trào “Bài thanh phục Minh” từ Trung Hoa chạy sang, hoặc người của chính cung đình nhà Nguyễn vì nhiều lý do khác nhau cũng tìm đến nơi đây gầy dựng cơ nghiệp và an thân cuối đời. Đáng chú ý nhật là các nhạc sư, quan nhạc của triều đình Huế như Phạm Đăng Đàn, Nguyễn Liên Phong, Nguyễn Tòng Bá, Cao Hoài Sang, Cao Hoài Cư, Trần Quang Thọ.vv…Trong số này có nhạc sư Nguyễn Quang Đại (Ba Đợi) cũng là nhạc sư của triều đình, vào để dạy Nhạc Lễ và Nhạc Tài Tử. Chính ông Ba Đợi là người có công rất lớn, bổ sung vào hệ thống ĐCTT Nam Bộ những làn điệu của Ca Huế được ông biến tấu thành nét đặc trưng riêng của Nam Bộ; rõ nét nhất là những bản trong bộ ngũ châu như: Kim Tiền Bản, Ngự Giá, Hồ lan, Song Phi Hồ Điệp và 8 bản ngự : Đường Thái Tôn, Vọng phu, Chiêu Quân, Ái Tử kê, Bắc man tấn Công, Tương Tư, Quả Phụ Hàm Oan, Duyên Kỳ Ngộ. Những bài bản khác còn mang dấu ấn biến thể từ nhạc cung đình Huế của ông Ba Đợi qua bộ 4 bài Bắc như : Lưu Thủy Trường, Phú lục chấn, Bình Bán Chấn,Cổ Bản Vắn.vv…. Tất cả đã hình thành nên hệ thống các bài bản ĐCTT gọi là các bài bản Tổ, các bài Tổ này được bổ sung liên tục khi thì 10 bài Tổ, và 20 bài Tổ. Về làn hơi và âm sác ĐCTT phân chia các bài bản thành nhóm Hơi Quảng, Hơi Nam, Hơi Xuân, Hơi Oán, Hơi Bắc.vv…Với những ai mới nhập môn, thì được đúc kết tóm gọn bằng các bài khung là Ba Nam, Sáu Bắc, Bảy Bài…(thí dụ Ba Nam là Nam Xuân-Nam Ai Đão Ngũ Cung,; Sáu Bắc là Xuân Tình, Tây Thi, Lưu Thủy trường.vv…). Về giá trị và thứ bậc của các bài bản trong hệ thống ĐCTT tuy không được phân định vì về mặt nghệ thuật thì tất cả đều có âm sắc, giá trị riêng, nhưng trong chừng mực nhất định những người học ĐCTT thường được nhắc nhở bằng thứ bậc thú vị là Nhất Lý-Nhì Nam-Tam Ngâm-Tứ Oán ( Lý ở đây là những bài Lý thuộc hệ thống ĐCTT như Lý Con Sáo, Lý Giao Duyên, LýThập Tình.vv…Nam là nhữing bài thuộc hơi Nam như vừa nói trên Nam Ai, Nam Xuân, Đão Ngũ Cung…)
2- Cải Lương là một loại hình nghệ thuật sân khấu truyền thống Nam Bộ. Cải lương có nguồn gốc từ nhạc ĐCTT Nam Bộ mà đỉnh cao là Ca Ra Bộ, nhưng ngay bản thân nhạc ĐCTT cũng có một quá trình phát sinh, phát triển không đơn giản. Đó là nhạc ĐCTT được hình thành tử Nhạc Lễ Nam Bộ, mà nhạc Lễ nam Bộ là biến thể của nhạc cung đình Huế. Tất cả đều thuộc thang âm ngũ cung (hò-xự-xang-xê-cống).
Cải Lương theo nghĩa hán-Việt là cải cách-làm đẹp, xuất phát từ hai câu liễn của hai tác giả Lê Hoài Nghĩa và Nguyễn Biểu Quốc sáng tác cho gánh hát Tân Thinh vào năm 1920 để treo hai bên cánh gà sân khấu:
Cải cách hát ca theo tiến bộ
Lương truyền tuồng tích sánh văn minh.
Ông bầu gánh Tân Thinh lầy hai chữ đầu mỗi câu ghép lại thành từ Cải Lương và trờ thành tên gọi chung kể từ khi đó. Khi chưa có tên gọi này người ta thường hay gọi gánh hát (thí dụ gánh hát Tân Thinh), kể từ năm này được gọi là gánh cải lương (theo tác giả Đỗ Quốc Dũng).