Minh Thi
28.10.2011
Tuy ở ta chưa có nhiều khán thính giả của nhạc giao hưởng, song nhiều ca sĩ thích đưa cả dàn nhạc thính phòng, hoặc dàn dây vào liveshow hay album của mình.
Sự kết hợp này giúp nhiều người tự phong mình nâng đẳng cấp, hoặc làm sang dòng nhạc theo đuổi. Cũng có người cho rằng đó là sự kết hợp tuỳ hứng, “hồn ai nấy giữ”, chứ không mấy ăn nhập giữa giọng hát và dàn nhạc.
Ngọc Tuyền và Đức Tuấn trình diễn cùng Dàn nhạc Nhà hát Giao hưởng vũ kịch TPHCM.
Sau thành công đầu tiên kết hợp với dàn nhạc giao hưởng, Đức Tuấn trở lại chương trình tiếp theo vào ngày 23.11 tại TPHCM và 26.11 tại Hà Nội. Hỗ trợ anh là nhạc trưởng người Anh Paul Bateman – người từng hợp tác với anh trong chương trình “Music of the night”.
Tuy nhiên, không phải không choáng khi anh tiết lộ mức giá của bản tổng phổ cho một ca khúc nhạc kịch Brodway hay nhạc phim do chính nhạc trưởng này viết là 2.000USD/bài. Càng về sau, mức phí phải trả cho các bản tổng phổ sẽ ít đi, vì có sự pha trộn giữa bài mới và bài cũ. Đó là cách làm của các dàn nhạc chuyên nghiệp.
Theo nhạc trưởng Trần Vương Thạch – GĐ Nhà hát Giao hưởng vũ kịch TPHCM – khi ca sĩ hát các ca khúc VN trên nền nhạc giao hưởng thì anh thường phải viết lại bản phối, nhưng nếu là các trích đoạn nhạc kịch hay ca khúc bán cổ điển nước ngoài thì theo bản có sẵn.
Không giống như Đức Tuấn, từ trước đến nay, nhiều ca sĩ làm liveshow hoặc album với dàn nhạc giao hưởng, nhưng gần như dàn nhạc chỉ để “làm phông nền” hay làm màu cho chương trình mà thôi – điều này đã được một nhạc trưởng nhìn nhận. Kết hợp với dàn nhạc nào cũng còn là một chuyện không nhỏ.
Có những dàn nhạc chuyên nghiệp đến độ chỉ cần ráp một ngày là xong, nhưng cũng có những dàn nhạc phải tập luyện trong một thời gian dài. Vấn đề là nếu mời dàn nhạc của Hồng Kông hay Singapore thì chi phí đắt gấp nhiều lần. Cuối cùng, lựa chọn của những ca sĩ kỹ tính như Đức Tuấn và chỉ huy Paul Bateman là dàn nhạc của Nhà hát Nhạc vũ kịch VN.
Trước đó, có nhiều ca sĩ từng kết hợp với dàn nhạc giao hưởng như Thanh Lam, Tùng Dương, Mỹ Linh, Mỹ Lệ… Làm album có yếu tố dàn dựng gắn với giao hưởng là Hồng Nhung, Đàm Vĩnh Hưng… Có thể là lấy bối cảnh một dàn nhạc giao hưởng để làm phông nền cho câu chuyện tình tay ba éo le của Đàm Vĩnh Hưng, hay thể hiện một câu chuyện âm nhạc như Hồng Nhung và thông thường như các ca sĩ khác là hát một ca khúc xưa phối lại cùng dàn giao hưởng cho có nét mới…
Sự kết hợp này chưa thể làm sản sinh ra dòng nhạc kịch, chỉ đơn thuần là nhạc nhẹ kết hợp giao hưởng. Cũng có sự kết hợp khá táo bạo mà thành công như trường hợp ban nhạc Unlimited kết hợp rock với giao hưởng, nhằm thể hiện ý tưởng lẫn sự pha trộn giữa hai dòng nhạc.
Còn dòng nhạc kịch VN hầu như không có đất phát triển; nếu có, chỉ là những phần trình diễn các trích đoạn hoặc lồng ghép các ca khúc theo một đường dây kịch bản xuyên suốt. Ca sĩ không phải khổ luyện gì nhiều, mà như lời một đạo diễn ca nhạc, đến với yếu tố “cổ điển” chỉ để đổi món, làm sang, khẳng định đẳng cấp, hoặc chỉ để cảm thấy không hổ thẹn với nghề. Điều này chỉ phục vụ cho chính nghệ sĩ, chứ không làm sang hóa công chúng một cách thực chất.
Cũng có sự kết hợp cải lương và dàn giao hưởng, trong đó, ca sĩ nhạc nhẹ ca vọng cổ trên nền nhạc giao hưởng. Người xem vẫn không nhận ra đâu là phần hồn của cải lương, phần hồn của giao hưởng hòa trộn với nhau.
Sự kết hợp này tạo ra một món thập cẩm mà người xem chỉ có thể xem một lần rồi thôi. Cho nên, mọi sự kết hợp đều có thể hứa hẹn một sự thay đổi nào đó, nhưng chưa hẳn đã là thành công, nếu cứ theo kiểu “hồn ai nấy giữ”, thích cứ việc hát trên “phông nền” nhạc thính phòng.
Minh Thi
Theo LĐ
RE: Ca sĩ hát với dàn giao hưởng: Đổi món hay “hồn ai nấy giữ”?
Dù vẫn còn [i]cái ra cái, nước ra nước[/i] trong biểu diễn, nhưng biết níu âm nhạc cổ điển để vươn tới một cách làm mới, làm sang cho live show của mình ở các ca sĩ VN, là điều đáng khích lệ.
Để có thành công người chủ dự án phải chi khá nhiều tiền + đạo diễn tài năng tổ chức show diễn cho họ.
Như trailer tuyệt vời dưới đây trong phim [b]Step up (2006)[/b] là sự hòa quyện đặc sắc giữa ballet cổ điển và hip hop đường phố, thực hiện bởi đạo diễn kiêm biên đạo múa Anne Fletcher, kinh phí 12 triệu USD !!!. Giấc mơ lớn cho ca sĩ VN.
[img]http://upload.wikimedia.org/wikipedia/en/thumb/5/58/Step_up.jpg/220px-Step_up.jpg[/img]
[youtube]http://www.youtube.com/watch?v=eBht5wbQzyw[/youtube]