Louise Nordstrom, Associated Press
14.10.2011
Khi còn là một nhạc trưởng trẻ, Riccardo Muti để đồng hồ báo thức dậy thật sớm và đáp chuyến xe lửa dài 3 giờ đồng hồ từ Florence tới Rome để nghe cô Birgit Nilsson – một giọng ca soprano của Thụy Điển – hát.
Riccardo Muti (trái) nhận giải Birgit Nilsson từ tay Vua Carl XVI Gustaf
Hôm thứ Năm, chuyến chạy theo âm nhạc của ông quay lại một vòng đúng chỗ cũ khi ông đến Stockholm để nhận 1 triệu đô la tiền giải thưởng mang tên người ca sĩ năm nào, giải thưởng mà theo lời nhà tổ chức thì là một trong những giải lớn nhất trên thế giới.
Riccardo Muti, 70 tuổi người gốc Naples, là người thứ nhì lãnh giải Birgit Nilsson năm 2011, vì “những cống hiến to lớn của ông cho opera và nhạc cổ điển, cũng như những ảnh hưởng rộng rãi của ông lên âm nhạc thế giới, cả trên sân khấu lẫn ngoài đời.”
Ông nhận giải thưởng từ Vua Carl XVI Gustaf tại một buổi lễ linh đình tổ chức ở Nhà Hát Opera Hoàng Gia Thụy Điển hôm tối thứ Năm.
“Tôi lấy làm vinh dự và sung sướng,” ông nói trước buổi lễ. “Giải thưởng quan trọng bởi vì qua đó bạn nhận ra là bạn có lẽ đã làm được vài chuyện quan trọng nào đó cho đời mình, và khắp thế giới đã công nhận những việc bạn đã làm với tư cách một nghệ sĩ âm nhạc.”
Giải thưởng Birgit Nilsson được trao tặng từ năm 2009, Placido Domingo là người được giải đầu tiên, người được chính Birgit Nilsson lựa chọn nhưng kết quả được giữ kín cả mấy năm trời trước khi công bố.
Về sau, Birgit Nilsson, được đánh giá là giọng soprano hát opera của Wager hay nhất, không còn dịp để lựa người thắng giải nữa mà là do một ban tuyển lựa.
Và cũng như người thắng giải lần trước, Muti cũng có một quan hệ đặc biệt với ngôi sao opera Thụy Điển.
“Tôi học hỏi rất nhiều từ cô Birgit Nilsson, từ cách hát và cách trình bày cho tới cách đứng biểu diễn trước người chỉ huy dàn nhạc,” ông nói, kể lại một cách khôi hài về lòng ái mộ Nilsson của ông khi còn trẻ.
http://www.youtube.com/watch?v=R0f1UJj-0fM
Muti hiện là nhạc trưởng của dàn nhạc Chicago Symphony Orchestra. Trước đó ông từng chỉ huy dàn nhạc Maggio Musicale Fiorentino, dàn nhạcPhilharmonia Orchestra ở London, dàn nhạc Philadelphia Orchestra và dàn nhạc Teatro alla Scala.
“Khi tôi là nhạc trưởng ở Florence tôi đáp xe lửa đi Rome chỉ để nghe cô Birgit Nilsson hát trong buổi hòa nhạc,” ông nói. “Thức dậy thật sớm rồi đi xe lửa đại khái là những hi sinh mà chỉ cho những việc khác thường. Cho cô Birgit Nilsson thì được, nhưng người khác thì không.”
Hồi tháng Ba năm nay, người nhạc trưởng cãi lời khuyên của bác sĩ và lên bục điểu khiển dàn nhạc ở nhà hát opera Teatro dell’Opera ở Rome chỉ năm tuần sau khi giải phẩu tim do té từ bục xuống trong một buổi dượt ở Chicago. Đêm đó, trong buổi diễn tuồng Nabuco của Verdi, ông nghe lời khán giả cho encore bài chorus Va’ pensiero… – chuyện ít ai làm – và điều khiển cả rạp đồng ca theo dàn nhạc và ban hợp xướng.
Mục encore này là một lời phản kháng tới các chính trị gia, phản đối vụ ngân sách Bộ Văn Hóa bị cắt giảm.
Muti cũng phát biểu về sức mạnh của âm nhạc và sự quan trọng của việc đem âm nhạc tới quần chúng khắp thế giới. Ông, là người đã được tôn vinh về những tham dự vào dự án “The Roads for Frienships” (Những con đường cho tình hữu nghị), đã tổ chức những buổi hòa nhạc ở những nơi như Beirut và Sarajevo, Bosnia, từ giữa thập niên 1990.
“Bạn sẽ thấy là âm nhạc cần thiết và quan trọng trong chuyện thông tin liên lạc giữa những người khác quốc gia, tôn giáo và ngôn ngữ. Và đây là một điều cực kỳ quan trọng.”
Nguyễn Sĩ Hạnh, phỏng dịch
Theo http://www.sfgate.com/cgi-bin/article.cgi?f=/c/a/2011/10/13/DDNA1LHCMF.DTL
Chú thích của người dịch:
– Giải Birgit Nilsson do cô ca sĩ soprano Birgit Nilsson (1928-2005) người Thụy Điển thành lập. Về cuối đời Birgit Nilsson quyết định thành lập một giải thưởng một triệu đô la trao tặng mỗi hai hay ba năm cho “những cống hiến vĩ đại bởi một ca sĩ opera trong opera, concert hay oratorio, hay một nhạc trưởng trong opera hay concert, hay một vỡ diễn được dàn dựng bởi một nhà hát opera miễn là vỡ diễn trình diễn xuất sắc ngoại hạng và quan trọng nhất là diễn theo đúng tinh thần của nhà soạn nhạc”.
Theo ý nguyện của Birgit Nilsson, giải thưởng được giữ kín và trình làng vào 5.12.2008, ba năm sau khi cô mất. Cô lựa người thắng giả đầu tiên vào ngày Giáng Sinh 2005, bỏ vô một phong bì niêm kín. Tháng Hai năm 2009 phong bì này được mở ra và người thắng giải là ca sĩ tenor và nhạc trưởng Plácido Domingo.
(the wikipedia.org)
– Đây là clip của Muti phát biểu và điều khiển khán giả đồng ca với dàn hợp xướng, encore bài chorus “Va’ pensiero…” hồi tháng 3.2011 ở Rome:
RE: Nhạc trưởng Riccardo Muti được giải thưởng Birgit Nilsson
Người Thụy Điển như ông A.Nobel và bà B.Nilsson độc đáo / khôn thiệt, nghĩ ra những giải thưởng tuyệt vời. Người tài được tôn vinh; chủ nhân thì lưu danh hậu thế.
Tui nghĩ mấy ông, bà nhà giàu Tàu, Việt nên bắt chước. Tiền bạc, chết có mang theo được đâu.
ABP
RE: Nhạc trưởng Riccardo Muti được giải thưởng Birgit Nilsson
Theo tui được biết giải “Nobel nhạc cổ điển & opera” này hai, ba năm tổ chức một lần. Có phải vì chờ tiền lãi ngân hàng + phúc lợi xã hội lên đủ 1 triệu đô mới trao giải ?
BCT
RE: Nhạc trưởng Riccardo Muti được giải thưởng Birgit Nilsson
Ở VN mình cũng có nhiều giải, lớn nhỏ đủ cả. Nhưng chuyện lựa người thắng giải thì lộn xộn vô cùng!
Chảng hạn ông chủ tịch hội nhà thơ vừa ngồi trong ban giám khảo vừa gởi thơ mình đi thi. Ông chủ tịch hội nhạc sĩ vừa ngồi trong ban giám khảo vừa gởi nhạc mình đi thi.
Giải HCM tiền thưởng là 200 triệu (10 ngàn đô), giải Nhà Nước là 120 triệu (6 ngàn đô) nhỏ so với quốc tế nhưng rất lớn so với thu nhập của văn nghệ sĩ [i]thường thường bậc trung[/i] trong nước. Cho nên cũng là điều dễ hiểu khi đủ chuyện linh tinh xảy ra trong chuyện lựa người để trao giải như báo tường thuật mấy tháng qua.
Tụi tây vậy mà hay. Chuyện lựa người trúng giải không ai đàm tiếu gì hết. Nhưng những người trúng giải đều là xứng đáng cả!
Nhiều nhạc trưởng conduct hay hơn Muti, nhưng những chuyện ông làm cho âm nhạc và xã hội được đánh giá rất cao.
Cái encore “Va’ pensiero…” để phản đối chính phủ Ý hồi tháng 3.2011 ở Rome là một ví dụ nhỏ.
LB
Bravo Muti !
Cái ông nhạc trưởng Muti này lúc nào cũng kẻng, cũng chic, cũng à la mode nhỉ? Nghe nói là thời ông làm artistic director của La Scala, số khán giả của La Scala trở nên “trẻ” hơn !
Muti chủ trương tôn trọng từng note nhạc và từng nuance của người nhạc sĩ sáng tác (composer). Cũng chính Muti là người đã bảo Pavarotti là [i]”hãy hát đúng như những gì Bellini viết, còn không thì đi mà tìm nhạc trưởng khác !”[/i] (Tội nghiệp cho Pavarotti !)
Nhưng mà nghe đi ! Muti “dìm” Va, pensiero xuống sotto voce (thì thầm) chính xác như Verdi đã viết trong tổng phổ. Bravo Muti !
Khách Ghé Thăm