10 dĩa nhạc yêu thích nhứt của Steve Jobs

NguyễnSĩ Hạnh, trích dịch
9.10.2011

Lời người dịch:  Tuần qua thế giới có một tin buồn lớn là Steve Jobs qua đời. Rất nhiều bài viết về ông trên báo mạng. Tôi đọc một bài về đề tài này trên báo mạng Việt, và thấy là bài được dịch từ một trang web với thêm thắc chút đỉnh về nhạc. Đã đọc nguyên bản tiếng Anh, dù không hiểu 100%, nhưng nhận thấy bài trên báo mạng Việt dịch nhiều chỗ không đúng với tinh thần của nguyên tác. Cho nên xin phép trích dịch lại ở đây. Nguyên văn bài viết:
http://www.deathandtaxesmag.com/27063/steve-jobs-10-favorite-records-and-what-they-say-about-him/

Trong một khoảnh khoắc ngắn ngủi trong bài phát biểu chính hôm 1.9.2010, Steve Jobs tiết lộ một chút về những dĩa nhạc mà ông thích qua trang chi tiết của ông trên trang xã hội Ping của iTunes (nay đã ngưng hoạt động).

Làm sao mà Steve Jobs, CEO được yêu chuộng nhứt trên thế giới và là người cầm đầu công ty giá trị nhất trên thị trường chứng khoán Wall Street, tự mô tả về mình? Đại khái là:

Tôi lớn lên ở một vùng đồng quê trồng mận apricot, nơi mà sau này trở thành Sillicon Valley, và may mắn là cái tinh thần của những ngày trẻ tuổi của tôi được bơm đầy với cuộc cách mạng về xã hội và nghệ thuật lúc đó. Cuộc cách mạng này là “Rock and roll”. Và những thứ này còn ở lại mãi trong tôi.

À thì ra những ngày trẻ tuổi vô tư  không có gì lo lắng, rong chơi qua những vườn apricot, lắng nghe âm nhạc phản kháng của  Peter, Paul and Mary. Thời gian qua sao mà mau quá!

Từ ý thích của ông trong âm nhạc, và trừ khi có những câu tuyên bố gì khác từ những người từng làm việc cho Apple, chúng ta có thể nói rằng Jobs thích nhạc êm dịu hơn là  nhạc ồn ào. Steve Jobs thích thư giãn. Steve Jobs là một người như chúng ta vậy. Cái gu nhạc của ông thật là hay, và nó nói nhiều về con người ông.

Đây là 10 dĩa nhạc mà Job kê ra trong profile của ông trong Ping.

Bob Dylan | “Highway 61 Revisited”

Like a Rolling Stone,” “Desolation Row”  – Trời ơi, hai bài hát nổi tiếng trong album này kể như là bằng tất cả nhạc được viết ra trong thập niên 60 cọng lại. Có bao giờ bạn đọc hay coi một cuộc phỏng vấn Dylan? Phần lớn những lần phỏng vấn này rất lúng túng ngượng ngịu, cũng như những lần phỏng cấn Steve Jobs vậy. Cả Jobs và Dylan đều có khả năng nói chuyện lưu loát, nhưng cũng có rất nhiều khi chỉ trả lời cụt ngủn và tiếp theo là một khoảng im lặng lạnh lùng. Sự bình tĩnh và đôi khi tự phụ của Jobs là những cá tính căn bản để Jobs thành công, và Dylan cũng vậy.

Cat Stevens | “Tea for the Tillerman”

Không như Jobs, Stevens (giờ theo đạo Hồi  cuông nhiệt) là một người theo phái những người chống lại máy móc Thực ra Tea for the Tillerman là một dĩa nhạc bí ẩn thuộc loại pop thính phòng, nói về hành trình của một người đi tìm đời sống tâm linh trong thế giới hiện đại, mà nói theo kiểu bây giờ đại khái là làm sao sống mà không cần tới iPhone, laptop? Một điều về những sản phẩm mang hiệu Mac là nhìn bề ngoài thấy đẹp bởi vì bên trong cũng đẹp. Cái suy nghĩ và làm việc của Jobs chắc là một phần nào là do nghe dĩa nhạc này. Ông có cái nhìn xuyên thấu bên trong sự vật để  kết hợp với kĩ thuật, trong khi mấy ông bạn ở IBM vẫn còn nghe Rat Pack.

The Grateful Dead | “American Beauty

Theo tôi nhìn thì Jobs là một ninja xấu tính với những suy nghĩ kì bí, nói chi tới một nhà tư bản “khủng”. Cái album nhạc đồng quê – rủ nhau về quê sống –  hippie này coi bộ không có ảnh hưởng gì lên Jobs cả.

Glenn Gould | Bach: The Goldberg Variations

Tôi không biết cái album này, nhưng có một điều chắc chắn chỉ những người dị hượm nhứt trong sở mới biết nó.
(các bạn có thể vô youtube nghe Glenn Gould trình bày Goldberg Variations của Bach)

Jackson Browne | “Late for the Sky”

Có một diều gì đó rất là đàn bà con gái trong nhạc của Jackson Browne. Đại khái là một trộn lẫn giữa Goo Goo Dolls và “Glee.”  Tôi luôn luôn thích nhạc của anh, dù rằng thú thiệt là tôi thích acoustic. Để tôi sẽ mua dĩa “Late for the Sky”. Đúng là ảnh hưởng của Steve Jobs thật là mạnh mẽ.

John Lennon | “Imagine”

Tới quãng này trong sự nghiệp của John Lenon thì bạn có thể nhìn theo hai cách. Một là, ông là một nhà lãnh tụ tinh thần, một guru, một nhà cách mạng, và nhà viết nhạc thiên tài nhứt xưa giờ. Hai là, ông là một người nghiện ma túy, không chơi với ai, suốt ngày đóng cửa ở nhà mơ mơ màng màng, coi phim hoạt họa và lâu lâu viết một bài hát nếu tình cờ ông tìm thấy cây đàn guitar bên cạnh đống thuốc phiện. Có một từ để diễn tả chuyện này, đó là “reality-distortion field” (đại khái nghĩa là tài bóp méo sự thật để dụ khị  thiên hạ, từ do Bud Tribble ở Apple Computer tạo ra năm 1981, đại khái nói khả năng của Jobs tự thuyết phục mình và thuyết phục thiên hạ tin vô bất cứ chuyện gì trên đời[1]). Jobs có thể đã hoàn thiện kỉ năng này, nhưng chắc chắn là Lennon đã đẻ ra nó.

Miles Davis | “Kind of Blue”

Nếu bạn không vừa nghe dĩa nhạc này vừa uống một ly cà phê to tổ bố vừa đọc báo đầy những tuyên truyền về tự do, thì bạn đã không thật sự học ở đại học. Đúng như vậy bạn ạ. Dĩ nhiên là không giống như mọi phó thường dân chúng ta, Steve bỏ học đại học chỉ sau một lục cá nguyệt. Bây giờ ông là tỉ phú. Cuộc đời thật là khốn nạn.


Peter, Paul and Mary | “Around the Campfire

Tưởng tượng Jobs và Woz chụm đầu lại, bàn thảo về operation system, microchip, chiến lược quảng cáo, tại sao nên ra giá một cái máy tính là $666.66 ( ba số 6 là số của ma quỉ, vì vậy người ta có thể nói là năm số 6 là số của “siêu” ma quỉ), vân vân. Xong tưởng tượng là cũng hai ông ngồi quanh đống lửa trại, nướng bánh s’more[2] và có thể kéo vài hơi thuốc lào. Biết đâu mấy truyện như vầy là chuyện thật.

The Rolling Stones | “Some Girls”

Thiên hạ phải “làm tình” với dĩa nhạc này!

The Who | “Who’s Next”

Cái vòng tròn xoay/bấm dùng để điều khiển những dụng cụ cầm tay như iPod có thể đã được sáng tạo lấy ý từ cái bánh xe gió của Pete Townshend, một cách chơi guitar mới. Bạn nghĩ là nói như vậy là quá đáng? Nhưng mà Jobs thường nói “nghệ sĩ giỏi thì mượn xài đỡ, còn nghệ sĩ vĩ đại thì ăn cắp luôn“.

Muốn thay đổi thế giới? Thì một cách vĩ đại để bắt đầu cuộc trường chinh của bạn là mua những dĩa nhạc này về nghe. Và dĩ nhiên là mua ở iTunes.

Nguyễn Sĩ Hạnh
trích dịch
 
Chú thích:

[1]: http://en.wikipedia.org/wiki/Reality_distortion_field
[2] Cảnh nướng s’mores


  

5 BÌNH LUẬN

  1. RE: 10 dĩa nhạc yêu thích nhứt của Steve Jobs
    Glen Gould thâu Bach’s Goldberg Variation hai lần, một lần vào năm 1955, lần kia 1981, không lâu trước khi mất (1982). Và Gould -một pianist người Canada- cũng có thể xem như là một … [i]nerd[/i] trong các pianist: chỉ chơi Bach -gần như thế- và chơi không giống ai cả !

    Gould chơi không giống ai, nhưng bản Goldberg Variation năm 1955 là một biến cố lớn trong nhạc cổ điển. Người ta bảo là các cô nữ sinh trung học cũng mua Goldberg Variation -của Gould chơi- cất trong cặp. Và Giáng Sinh năm đó Leonard Bernstein gửi Goldberg Variation do Gould chơi cho bạn bè thay thiệp Giáng Sinh.

    Có một câu đùa kể từ ngày 5 tháng 10 năm 2011.

    [i]Thượng đế ban cho nhân loại 3 trái táo. Trái thứ nhất cho Eva. Trái thứ nhì cho Newton. Trái thứ ba cho Steve Jobs.

    Thật không may cho Steve, dưng không thương đế nổi hứng muốn có một cái iPhones 5 để xài cho biết với con người ![/i]

    Còmpiutờ job

    • RE: RE: 10 dĩa nhạc yêu thích nhứt của Steve Jobs
      Nếu Steve chào hàng iPhones 5 đúng kế hoạch (thay vì iPhones 4s), chắc Thượng Đế không phạt tội 🙁 .

      ABP

  2. RE: 10 dĩa nhạc yêu thích nhứt của Steve Jobs
    Apple làm cho computer trở nên …sexy hơn.
    Gould khiến cho ông già Bach trẻ lại hơn …300 tuổi !

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây