Robert Schumann: Träumerei – Reverie – Dreaming – Mơ Mòng

Robert Schumann sáng tác Kinderszenen (“Thời thơ ấu”), Opus 15, năm 1838, để hồi tưởng lại thời thơ ấu của mình. Tác phẩm này gồm 13 đoạn viết cho đàn piano. Lúc đầu ông viết tới 30 đoạn nhưng cuối cùng lựa ra chỉ 13 đoạn để xuất bản.

Trong 13 đoạn này, đoạn thứ 7, Träumerei, là đoạn hay nhứt. Có thể nói đoạn này là một trong những bài cho piano nổi tiếng nhứt từng được sáng tác trong nhạc cổ điển. Nhiều pianist danh tiếng chơi bài này trong encore, chẳng hạn như Vladimir Horowitz. Mời các bạn nghe thử Vladimir Horowitz, ở Moscow, tháng 4/1986:

Bài nhạc được chuyển thể qua cho nhiều nhạc khí khác như guitar, cello, violin. Xin mời các bạn nghe Joshua Bell chơi violon với dàn nhạc giao hưởng:

Träumerei dịch đại ra tiếng Việt là mơ mộng. Ông Phạm Duy đặt lời Việt cho bài nhạc, lấy tên là Mơ Mòng, không biết vì là đánh máy lộn, hay ông bị muỗi mòng cắn khi đặt lời, hay là dịch vậy cho thoáng, cho lạ. Dù sao đi nữa thì cũng phải công nhận là dịch hay! Xin mời các bạn nghe Mai Hương ca (1996):

và Lệ Thu:

Đinh Hùng đặt lời với tựa là Ánh Mắt Liêu Trai. Xin mời các bạn nghe Thái Thanh trình bày sau đây:

Nguyễn Sĩ Hạnh
viết theo http://www.wikipedia.org
  

2 BÌNH LUẬN

  1. Mơ Mòng là từ cổ đấy
    Ông Phạm Duy chuyển Traumerei sang tên Việt là Mơ Mòng đúng đấy. Đó là từ cổ của người Bắc mà.
    Năm nay tôi 64 tuổi, lúc nhỏ vẫn nghe ông bà trách yêu các cô đang lúc thẫn thờ là “đang mơ mòng ai thế con?”. Bác gái của tôi, cụ vừa mất năm trước, hay dùng MƠ MÒNG nhất.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây