Mình được Hạnh giới thiệu nghe thử Trường Kỳ về Nghệ Sĩ và Đời Sống, mình bỏ vào trong CD dạng MP3 nghe trong suốt mấy chặng đường dài ngược xuôi chung quanh chỗ mình ở. Nghe nhạc trong lúc lái xe đường trường thì dễ dàng và thích thú hơn nghe bàn về những người nghệ sĩ, nhưng mình không khỏi có cảm giác tò mò về cuộc đời của họ, thêm nữa, trộn vào đó là những đoạn nhạc thu gọn được lọc lại kỹ lưỡng từ những băng nhạc trước 74, làm mình cảm thấy gần gủi lúc nghe nhạc hơn.
Những bài nhạc hồi xưa mình thích bây giờ không áp phê nữa: hầu hết Trịnh Công Sơn, tại sao, có lẽ nhạc không nhiều, lời thì quá cũ không hợp với một hoàn cảnh nào của mình hồi xưa, ngoại trừ một vài bài dính gần với một người nào hoặc chuyện gì đó. Có điều, nhạc Trịnh Công Sơn chơi theo kiểu Jazz lại thấy rất hợp với mình.
Những bài nhạc hồi xưa mình thích bây giờ mình vẫn thích: nhạc tiền chiến nhất là càng xưa càng thấy dễ nghe. Có điều chơi nhạc theo kiểu bây giờ, nhất là của Duy Cường lại thấy khó, ngoại trừ Chiều trên sông của Phạm Duy.
Những bài nhạc hồi xưa mình không thấy gì bây giờ lại thích: cải lương, nhất là lúc mình ở trong tâm trạng cao hứng.
Những bài nhạc hồi xưa mình chưa từng nghe bây giờ thích nghe: nhạc sau 75 của những nhạc sĩ trẻ sau này bắt đầu từ Đức Huy, Phú Quang. Hòa âm Duy Cường thì tuyệt. Chơi theo kiểu Jazz cũng hấp dẫn nữa.
Những ca sĩ hồi xưa mình thích bây giờ không áp phê nữa: Khánh Ly, Lệ Thu.
Những ca sĩ hồi xưa mình thích bây giờ mình vẫn thích: Julie Quang, Thái Thanh.
Những ca sĩ hồi xưa mình không thấy gì bây giờ lại thích: Hà Thanh.
Những ca sĩ hồi xưa mình chưa từng nghe bây giờ lại thích: Ngọc Lan.
Chỉ là những ý nghĩ trên chóp đầu, sẽ bổ túc khi nào có dịp, hoặc nghe các bạn tám thêm vào lại có thêm ý để nói
Lê Khắc Tưởng
30.3.2011
RE: Nghe Radio Trường Kỳ
Âm nhạc là món ăn tinh thần cũng như bao món ăn khác. Nếu sáng sáng thường bị/được ăn phở thì sẽ thấy ngon miệng khi gắm một trái bắp chẳng hạn. Thế nhưng khi đói bụng thật sự và chỉ được chọn một thứ, ta sẽ dễ dàng chọn đúng món “ruột” của mình.
Cũng như để “nuôi” tình yêu, thỉnh thoảng cần phải bỏ đói tình yêu vậy 😆
Giờ thích Hà Thanh, nghĩa là đã bắt đầu già :)). Nghe Ngọc Lan (đã quá cố)là muốn được ai đó thủ thỉ, thầm thì bên tai 🙂 Chán Trịnh bởi vì nghe người ta nói về Trịnh nhiều quá, …
Vẫn còn những giọng ca hấp dẫn khác như Jo Marcel, Lê Uyên,… những tình khúc “cố điển” Ngô Thụy Miên hay mới hơn của Hoàng Thanh Tâm cũng có thể xua đi tính monotone của họ Trịnh,…
RE: Nghe Radio Trường Kỳ
Anh Hoàng nói theo kinh nghiệm nhĩ ? Thấy cũng đúng đúng, thường thường tôi cũng hay bỏ đủ thứ nhạc vào trong MP3 player để nghe kiểu hằm bà lằng, tôi cho rằng như vậy thì mình tập trung nghe hơn. Còn kiểu nghe nhạc của tôi bây giờ cũNg có chút thay đổi, ví dụ như đa phần là nghe theo cảm xúc hơn là gặm nhắm, nghe theo ấn tượng hơn là giai điệu. Hà Thanh có ấn tượng về giọng ca cao mà trong. Ngọc Lan có ấn tượng, hừm, … “thủ thỉ” như anh đã nói, nhưng theo tôi thì về cái giọng đặc biệt một cách nào đó hơn, cũng như Julie Quang với cái giọng khàn khàn (?) jazzy. Còn nghe nhạc thật ra không chán mà không có áp phê vậy thôi.