Lê Thương

Lê Thương

Hòn Vọng Phu 1

Sáng tác: Lê Thương
Phối khí: Lê Văn Khoa
Dàn nhạc giao hưởng Royal Melbourne Philharmonic, điều khiển bởi nhạc trưởng Lê Văn Khoa
Melbourne Townhall, 22.10.2005
Đánh dấu 30 năm người Việt tỵ nạn định cư tại Úc châu

Hòn Vọng Phu 2

Sáng tác: Lê Thương
Phối khí: Lê Văn Khoa
Dàn nhạc giao hưởng Royal Melbourne Philharmonic, điều khiển bởi nhạc trưởng Lê Văn Khoa
Melbourne Townhall, 22.10.2005
Đánh dấu 30 năm người Việt tỵ nạn định cư tại Úc châu

Hòn Vọng Phu 3

Sáng tác: Lê Thương
Phối khí: Lê Văn Khoa
Dàn nhạc giao hưởng Royal Melbourne Philharmonic, điều khiển bởi nhạc trưởng Lê Văn Khoa
Melbourne Townhall, 22.10.2005
Đánh dấu 30 năm người Việt tỵ nạn định cư tại Úc châu

Lê Thương - Người nhạc sĩ dân tộc (1913 - 1996)

Ðặng Mĩ Lộc
11.1996

Lê Thương là một trong những nhạc sĩ tiên phong của phong trào tân nhạc tại Việt Nam vào những năm 30 của thế kỷ này. Những tên tuổi lớn của thời kỳ tiên phong này hầu hết đã gần đất xa trời. Trong vài năm gần đây lần lượt mấy khuôn mặt lớn của nền tân nhạc đã ra đi: Nguyễn Xuân Khoát, Văn Cao, Dương Thiệu Tước ... Trong số những nhạc sĩ thuộc lớp mở đường này, Lê Thương được ghi nhớ qua những tác phẩm đã gắn bó với tâm tình của xã hội từ hơn bốn thập niên qua.



Xem tiếp...

Lê Thương – Chúng ta đã biết gì về phẩm cách, tài năng của ông? [1]

Đặng Phú Phong
8.12.2023


Lê Thương (1914-1996)


I. Tóm lược tiểu sử.

Từ khoảng 1933-1934 ở Việt Nam, sự ra đời những "Bài hát ta điệu tây" do các nghệ sĩ tiền phong như Tư Chơi (Huỳnh Hữu Trung) và Năm Châu (Nguyễn Thành Châu) đề xướng trên các gánh Trần Đắt và Phước Cương, gọi là “Âm nhạc cải cách” có thể được xem như là thời phôi thai của nền Tân nhạc Việt Nam.

Đến năm 1937, những bài hát này được phổ biến rộng rãi hơn. Tại đài phát thanh Radio Saigon như tại Hà Nội, Huế, đâu đâu cũng thấy ca hát theo giọng Tino Rossi, từ các rạp hát tiệm khiêu vũ, quán rượu, đến thư phòng, gác trọ. Nhiều hãng dĩa như Béka, đã bắt đầu tung ra thị trường những bài hát ấy do các cô Ái Liên và Kim Thoa ca.

Xem tiếp...

Lê Thương – chúng ta đã biết gì về phẩm cách, tài năng của ông? [2]

Đặng Phú Phong
15/12/2023



Hòn Vọng Phu 2: Ai xuôi vạn lí (Hương Nam xuất bản vào tháng 10 năm 1946)

Hoàn cảnh sáng tác:


Trong thư gửi bác sĩ Phương Hương, nhạc sĩ Lê Thương cho biết:

"Bài Ai xuôi vạn lý ( Hòn Vọng Phu 2) là cuối năm 1945 sang 46, tôi theo kháng chiến tỉnh Mỹ Tho đi từ Cai Lậy, thuộc Nhiêu, Vĩnh Kim qua sông, đi với các em phần đông là học sinh Petrus Ký mà tôi là trưởng đoàn Ca Nhạc với những bài thanh niên lịch sử và riêng Hòn Vọng Phu 1 nghêu ngao qua các làng dừa từ Thành Triệu, An Khánh, Phú An Hòa, Quới Sơn, Giao Long, Giao Hòa, cho đến Dòng Sầm, gần Bình Đại...

Xem tiếp...

Lê Thương (1914-1996)

Phạm Anh Dũng
10.2000

Chi tiết về cuộc đời của nhạc sĩ Lê Thương ít thấy được nhắc đến, ít người biết rõ. Có thể ông có bản tính ít phô trương và sống cuộc đời giản dị. Lê Thương tên thật là Ngô Đình Hộ, sinh năm 1914 tại Nam Định. Cũng có một bài viết cho nơi sinh của ông là Hà Nộị . Theo tập sách Hồi Ký Phạm Duy, Lê Thương là một thầy tu nhà dòng hoàn tục.



Lê Thương tuy là nhạc sĩ có hạng, nhưng nghề nghiệp chính lại là nghề dậy học. Ông là giáo sư Sử Địa, có một thời gian giảng dạy cho học sinh tại một số trường trung học tư ở Sài Gòn. Ông cũng có lúc làm công chức ở Trung Tâm Học Liệu, bộ Quốc Gia Giáo Dục.

Xem tiếp...

Mỗi trang là một bài thơ

QuỳnhGiao
21.2.2006

Lê ThươngNhạc sĩ viết ca khúc thuộc loại hay nhất cho thiếu nhi, bài "Tuổi Thơ", lại có thể là một "thằng Cuội già". Ðặc biệt là vì ông lỡ... "ôm một mối mơ".

Hai ca khúc của ông, "Tuổi Thơ" và "Thằng Cuội", nằm trong danh mục không thể thiếu của nhạc thiếu nhi...

Viết về những truyền thuyết tỏa xuống từ vầng nguyệt, ông không đặt tên là Chị Hằng, Hằng Nga, hay Cung Quế, Cung Quảng, hoặc Chú Cuội. Ông viết về "cây đa to có thằng Cuội già ôm một mối mơ." Bài ca có tên là "Thằng Cuội", có lẽ ca khúc duy nhất có chữ "thằng"!

Xem tiếp...

Nhạc sĩ Lê Thương

Trần Minh Phi
3.2011

Lê ThươngLê Thương là một trong những cánh chim đầu đàn của tân nhạc (cùng thế hệ với Dương Thiệu Tước, Văn Chung, Lê Yên, Thẩm Oánh, Nguyễn Xuân Khoát, Dzoãn Mẫn...), ông từng là một thầy dòng nhưng rồi lại bỏ áo tu - chắc vì tâm hồn quá lãng mạn và đa tình. Tuy vậy, chất "thầy" vẫn còn thấm đượm trong ông nên dù có viết nhạc "hoa bướm"cỡ nào thì ông vẫn được tiếng là nghệ sĩ có cuộc sống rất chừng mực, giản dị và trí thức (sau khi bỏ áo tu ông làm nghề giáo). Lê Thương sừng sững như ngọn núi cao trong tân nhạc với bộ ba Hòn Vọng Phu (1,2 và 3) với câu chuyện thiếu phụ Nam Xương chờ chồng hoá đá. Bắt đầu bằng bài tình ca nhỏ Nàng Hà Tiên từ thập niên 40 đến Hòn Vọng Phu đồ sộ, nhạc của ông tựa hồ là những câu chuyện kể...

Xem tiếp...

Nhạc Tiền Chiến – Lời thuật của Nhạc sĩ Lê Thương

Lê Thương
1970

Mấy năm nay nhiều thính giả tìm nghe lại những bài tiền chiến, những bài tân nhạc từ khởi đầu phong trào cho đến thời bắt đầu tranh thủ độc lập.

Thính giả đứng tuổi thường thích nhạc tiền chiến vì những kỷ niệm tuổi trẻ của mình, nhất là kỷ niệm tình ái, vẫn phảng phất tiếng ca điệu nhạc "thời đó" mà mình đã ưa thích. Nghe lại những bài hát xưa là một thích thú như lật được lại trang tình sử của cái thời không bao giờ trở lại.

Thính giả trẻ tuổi có thể thích nghe nhạc tiền chiến vì nhiều lẽ trong đó có khoái cảm của người khám phá; họ như tìm được loại nhạc lạc loài điềm tĩnh hơn đời kích động này và có thể gân cốt họ nhẹ phần miên man khích thích?

Xem tiếp...

Đăng Nhập/Xuất