Chỉ mục bài viết

 


 

 
Xóm đêm (Phạm Đình Chương - tiếng hát Lệ Thu)

 
 
Sau khi thưởng thức các media trên, hẳn các bạn sẽ thấy ba bản nhạc có nhiều nét giống nhau.

Với Đàn trong đêm vắng, một số Website âm nhạc ghi là sáng tác của Văn Phụng, số khác cho là Phạm Duy. Trong khi đó, phần lớn Website, đều ghi là nhạc ngoại quốc lời Việt của Văn Phụng. Hiện thời chưa thể kiểm chứng được. Vậy theo số đông, sẽ xem bản nhạc Đàn trong đêm vắng (hay Johnny Guitar), lời Việt là của nhạc sĩ Văn Phụng.

Hai bản nhạc Xóm đêm (nhạc sĩ Phạm Đình Chương viết năm 1955) và Johnny Guitar nghe thoáng qua, có nhiều nét giống.

Điểm giống nhau thứ nhất là hai bản này đều viết theo điệu Bolero. Điểm giống nhau thứ hai là có nhạc đề (motif) 4 âm tiết (syllable) giống nhau: "Đường_về_canh_thâu" và "Play_the_gui_tar". Trong hầu hết ca khúc, câu nhạc, đoạn nhạc được phát triển lên từ nhạc đề, nên hệ quả là hai bản nhạc sẽ tiệm cận nhau về giai điệu.
Điệu nhạcNhạc đề là hai yếu tố căn bản làm cho Xóm đêmJohnny Guitar có cùng âm hưởng.
Ngẫu nhiên mà hai nhạc sĩ ở xa nhau lại có nét nhạc khá gần nhau.

Trong mỗi bước lãng du, tình cờ bạn có thể nhận ra ở đâu đó một bản nhạc có giai điệu ít nhiều giống với bản nhạc bạn đã từng nghe. Điều này có thể giải thích được. Người nhạc sĩ khi xê dịch đây đó, nghiệp dĩ làm họ phải day dứt, ám ảnh bởi thanh âm và nhạc điệu. Nên họ sẽ mô phỏng hay biến tấu một ý nhạc đã vô tình ăn sâu vào tâm thức.

Đặc biệt, trong nhạc cổ điển phương Tây, hiện tượng này khá phổ biến; thường thấy một nhạc sĩ chịu ảnh hưởng từ dân ca hay giai điệu của những nhạc sĩ đi trước. Dưới đây là một bản nhạc cổ điển quen thuộc.

2. Ave Maria

Trước năm 1975, qua tập nhạc Mười bảy tình ca bất tử (Nhà XB Thương Yêu - Saigon, 1971), nhạc sĩ Phạm Duy soạn lời Việt và giới thiệu, chúng ta biết tới bản Ave Maria nổi tiếng của Gounod.

Trong khi đó, các tài liệu âm nhạc xuất bản ở nước ngoài đều ghi tác giả bản Ave Maria ở trên là hai người C.Gounod (1818-1893) và J.S.Bach (1685-1750). Hai đồng tác giả sống cách nhau hơn một thế kỷ (?). Quả kì lạ. Dưới đây là giải thích cho điều có vẻ khó hiểu này.

Thật ra, phần hòa thanh tuyệt đẹp ở bản Prélude số 1 (BWV846) cung Đô trưởng4 (trong tuyển tập Das Wohltemperierte Klavier / The Well-Tempered Clavier - Các bản PreludeFugue viết cho đàn phím) của Bach đã là nguồn cảm hứng cho Gounod. Nên năm 1859, Gounod đặt lên nó một giai điệu và ca từ (tiếng Latin) phụng tự đầy suy tưởng. Đó là ca khúc Ave Maria bất tử.


Prélude số 1 (BWV846) C Major của J.S.Bach 
Kenneth Gilbert biểu diễn trên đàn Harpsichord


Ave Maria qua giọng hát của danh ca Mỹ Kathleen Battle (sinh 1948) tại giải Grammy 1987
(Giai điệu & lời của Gounod, phần chạy âm giai là Prelude số 1 của Bach với ngón đàn của danh cầm Guitar Christopher Parkening)
 
 

Chú thích:
4 Sau này các bạn cũng đã từng nghe thấy ở đâu đó một số bản nhạc sử dụng một đoạn bản Prelude này làm intro hoặc làm nền hòa âm cho giai điệu chính.

Bình luận

Lời Bàn Mới

  • CÒN THOÁNG CHIÊM BAO
    Lâm Nguyễn 24.02.2024 17:12
    Cảm ơn admin đã tải lên album này, chiếc cầu nối đưa tôi biết đến ngôn từ và giai điệu tuyệt đẹp của ...
     
  • LỜI RU TRONG MƯA
    Thông-Tin 08.09.2023 11:49
    Đã sửa, giờ nghe được rồi.
     
  • LỜI RU TRONG MƯA
    2gether 06.09.2023 22:30
    Hi Admin Album này không nghe được.... Plz......
     
  • TÌNH KHÚC NGÔ THỤY MIÊN
    Thông-Tin 25.08.2023 18:23
    Cám ơn bạn. Lỗi đã sửa, album giờ nghe được hết .
     
  • PHẠM MẠNH CƯƠNG 18
    Thông-Tin 25.08.2023 18:21
    Cám ơn bạn đã cho hay . Bài này không có mp3 .

Đăng Nhập/Xuất